Ăn gì để giảm axit dạ dày, vì sao nên giảm axit có trong dạ dày?

Hệ tiêu hóa góp phần quan trọng đến sức khỏe của mỗi người. Vì nhiều lý do khác nhau mà cơ thể bạn có thể bị tích tụ quá nhiều axit dẫn đến mất cân bằng độ pH. Vậy, ăn gì để giảm axit dạ dày hiệu quả? Cùng giải đáp thông tin này với 10 thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng.

Ăn gì để giảm axit dạ dày hiệu quả nhất?
Ăn gì để giảm axit dạ dày hiệu quả nhất?

Sao phải giảm axit ở dạ dày?

Dạ dày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa và thực hiện phân hủy thức ăn. Khi thức ăn được đưa vào, chúng sẽ tiết ra axit clohydric để thực hiện nhiệm vụ này.

Nồng độ axit clohydric trong dạ dày của người bình thường ở mức 0.0001 – 0.001 mol/l tương ứng với nồng độ đo pH là 3 – 4. Axit clohydric có tác dụng tạo ra chất xúc tác nhằm giúp cơ thể hấp thụ tốt các chất như chất đường, bột, chất đạm… Nó sẽ chuyển hóa thành những chất đơn giản, phục vụ cho quá trình hấp thụ tốt hơn.

Mặc dù axit có vai trò chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nó chỉ có lợi khi dạ dày tiết ra một lượng axit vừa đủ để thực hiện các công việc đó. Với người có sức khỏe bình thường, ăn uống lành mạnh, khoa học thì cơ thể sẽ luôn trung hòa axit.

Ngược lại, với những người bị ốm, mệt mỏi, sức khỏe kém, thức khuya nhiều, tâm trạng không tốt, thường stress, lo âu hoặc ăn quá nhiều thực phẩm giàu axit sẽ khác. Lượng axit bị dư thừa, tích tụ ở dạ dày và gây nên chứng trào ngược khi thức ăn được đưa vào. Nếu không giải quyết sớm nó có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh gout…

Độ pH lý tưởng cho các tế bào của cơ thể phát triển khỏe mạnh là ở mức 7.34 – 7.45. Khi độ pH ở dưới mức này, cơ thể sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều bệnh tật, ảnh hưởng lớn đến tiêu hóa… Nồng độ axit trong dạ dày vượt ngưỡng tiêu chuẩn cũng sẽ dẫn tới một số bệnh lý về đường tiêu hóa như trào ngược, viêm loét, ợ chua, ợ hơi…

Axit trong dạ dày vượt ngưỡng tiêu chuẩn sẽ gây nên tình trạng dư thừa, khiến chúng ta bị ợ hơi, trào ngược
Axit trong dạ dày vượt ngưỡng tiêu chuẩn sẽ gây nên tình trạng dư thừa, khiến chúng ta bị ợ hơi, trào ngược

Nguyên nhân khiến cho axit dạ dày dư thừa?

Muốn giải quyết tình trạng dư thừa axit và từ đó biết cách ăn gì để giảm axit dạ dày trước hết cần xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này. Một số tác nhân được coi là yếu tố chủ yếu dẫn tới sự tích tụ axit trong dạ dày như:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Một số thức ăn có tính axit cao khiến cho cơ thể mất cân bằng độ pH như: đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, thức ăn nhanh, thịt đỏ, đồ hộp, rượu, bia, nước uống có ga… Khi sử dụng nhiều hoặc thường xuyên sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, lớp nhầy ở niêm mạc dạ dày không phát huy hiệu quả. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng phân hủy và tiêu hóa thức ăn.

Thực phẩm có tính axit cao sẽ khiến cơ thể không thể trung hòa axit, mất cân bằng độ pH gây nên các triệu chứng tiêu chảy, đau dạ dày, đi ngoài nhiều lần…

Một thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn không đúng bữa, ăn thất thường, bỏ bữa thường xuyên… cũng khiến cho dạ dày co bóp thất thường. Ngoài ra, thói quen uống nước ngay sau khi vừa kết thúc bữa ăn cũng khiến cho axit trong dạ dày bị loãng ra. Dần dần, dạ dày phải tăng tiết dịch vị để bù đắp khiến cho lượng axit có thể tiết ra nhiều hơn dự kiến.

Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm, chứa hóa chất độc hại cũng sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Việc này dẫn tới tình trạng viêm đại tràng, đau dạ dày ở những người ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm hóa chất, ô nhiễm…

  • Sự tác động của ô nhiễm môi trường, tia tử ngoại

Hiện nay, ô nhiễm khói bụi cùng sự tác động của tia UV khiến cho con người phải hấp thụ khá nhiều độc tố vào trong cơ thể. Sự ảnh hưởng đó có nguy cơ khiến cho dạ dày phải chịu sức ép lớn. Sống trong môi trường ô nhiễm thường xuyên các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa sẽ bị tác động nghiêm trọng.

Đây cũng chính là một trong những lý do gây nên các bệnh lý về đường tiêu hóa ở đại bộ phận dân số nước ta.

  • Sinh hoạt không điều độ, thường xuyên lo âu, căng thẳng

Tâm trạng lo âu, mệt mỏi, thường xuyên căng thẳng cùng chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi không điều độ sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit. Điều này khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng mang đến cho con người những bệnh lý nguy hiểm. Một số bệnh có thể gặp như đau dạ dày, viêm loét, viêm hang vị, thậm chí là xuất huyết đường tiêu hóa…

Ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày tốt nhất? Tham khảo 10 thực phẩm được chuyên gia gọi tên

Nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do sự tăng tiết dịch vị ở dạ dày ngày càng tăng. Vậy, ăn gì để giảm axit trong dạ dày? Dưới đây là 10 thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyên sử dụng nhằm cân bằng độ pH.

1. Rau cải xanh giúp cân bằng độ pH trong dạ dày

Rau cải xanh là một trong những loại thực phẩm giàu tính kiềm và đem lại hiệu quả cao trong việc trung hòa axit dạ dày. Sử dụng rau cải xanh và các loại rau thuộc họ cải như: Cải kale, cải bina, súp lơ, bắp cải, cải thảo… không chỉ giúp cung cấp Vitamin, khoáng chất cho cơ thể mà còn có lợi cho đường tiêu hóa.

Tính kiềm có trong rau cải xanh khi được đưa vào cơ thể sẽ trải qua quá trình chuyển hóa và dễ dàng hấp thụ. Nhờ mang tính kiềm cao nên rau cải có thể cân bằng độ pH trong dạ dày, ngăn chặn sự tích tụ axit dư thừa. Trong thành phần của các loại rau cải xanh cũng chứa chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa bệnh tật cực kỳ hiệu quả. Sử dụng rau xanh hằng ngày sẽ giúp làn da trẻ đẹp, vóc dáng cân đối, chống lại sự phát triển của các gốc tự do gây bệnh.

Các loại rau họ cải và rau xanh lá có tính kiềm cao nhằm cân bằng độ pH trong cơ thể
Các loại rau họ cải và rau xanh lá có tính kiềm cao nhằm cân bằng độ pH trong cơ thể

2. Ăn chuối giúp trung hòa axit dạ dày

Nhằm giải đáp thắc mắc ăn gì để giảm axit dạ dày, các chuyên gia khuyên nên sử dụng chuối trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Chuối không chỉ là thực phẩm giúp cơ thể dễ tiêu hóa, dễ ăn mà còn mang tính kiềm cao. Nhờ vậy, nó phát huy hiệu quả trong việc chống dư thừa axit, cân bằng độ pH trong cơ thể.

Chuối giúp bạn dễ tiêu hóa và giảm axit trong dạ dày
Chuối giúp bạn dễ tiêu hóa và giảm axit trong dạ dày

3. Ăn gì để cân bằng độ pH – Ăn mùi tây

Mùi tây là một loại rau có tính kiềm cực kỳ cao được các chuyên gia khuyên dùng. Mặc dù đây là loại rau không phải ai cũng ăn được và nó thuộc vào các loại rau gia vị nhưng lại mang đến hiệu quả trong việc kháng viêm, chống dư thừa axit trong dạ dày.

4. Ăn táo giúp giảm axit dạ dày

Nhiều người nhận định rằng táo là một loại trái cây có tính axit nhưng trong thành phần loại quả này lại chứa những enzym cực kỳ khỏe mạnh giúp cần bằng pH. Để cho tác dụng tốt nhất đối với việc trung hòa axit trong dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, người dùng nên sử dụng táo hữu cơ sạch và ăn cả vỏ sẽ tốt hơn.

Táo không chỉ giúp đẹp da, chống lão hóa mà còn cân bằng độ pH dạ dày hiệu quả
Táo không chỉ giúp đẹp da, chống lão hóa mà còn cân bằng độ pH dạ dày hiệu quả

5. Ăn gì để giảm axit dạ dày – Ăn gừng

Gừng hay trà gừng sẽ giúp bạn ấm bụng, giải cảm, kháng viêm cực kỳ hiệu quả. Một tác dụng nữa là thực phẩm này giàu tính kiềm nên góp phần quan trọng trong việc trung hòa axit dạ dày, giảm các triệu chứng như tiêu chảy, trào ngược…

6. Ăn gì để giảm axit dạ dày – Ăn bí xanh

Ăn gì để giảm axit dạ dày là băn khoăn của rất nhiều người vì nó gây nên những triệu chứng vô cùng khó chịu. Bí xanh là một loại thực phẩm chứa tính kiềm cao giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, giảm axit dư thừa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đây cũng là thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng nhằm chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

7. Dưa hấu là thực phẩm chuyên gia khuyên dùng

Với những người có lượng axit trong dạ dày dư thừa gây nên các chứng trào ngược, ợ chua, ợ hơi… nên sử dụng dưa hấu để giảm bớt các triệu chứng trên. Có thể sử dụng dưa hấu để ăn trực tiếp hoặc ép nước uống mỗi ngày.

Mỗi ngày 1 ly nước ép từ dưa hấu sẽ giúp dạ dày bớt khó chịu
Mỗi ngày 1 ly nước ép từ dưa hấu sẽ giúp dạ dày bớt khó chịu

8. Ăn gì để giảm axit dạ dày, ăn các loại củ

Một số loại củ như củ mài, khoai lang, khoai môn, củ cải đường, cà rốt… có tính kiềm cao. Vì vậy đây là những thực phẩm nằm trong nhóm thức ăn giúp trung hòa axit dạ dày cực kỳ hiệu quả. Cách chế biến các loại củ này cũng khá đa dạng, có thể thực hiện nấu, hầm, làm bánh, món luộc… Thêm vào thực đơn dinh dưỡng sẽ cải thiện đáng kể hệ tiêu hóa, cân bằng độ pH trong dạ dày tốt hơn.

9. Ăn gì để giảm lượng axit trong dạ dày – Nên ăn tỏi

Trong thành phần của củ tỏi có chứa Allicin – chất chống oxy hóa, kháng viêm cực kỳ hiệu quả. Đây cũng là thực phẩm giúp trung hòa axit dạ dày, chống trào ngược, ợ hơi… Tuy nhiên, việc sử dụng tỏi nên lưu ý vì nếu dùng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng ngược lại.

10. Uống gì để trung hòa axit trong dạ dày – Uống nước ion kiềm

Nước ion kiềm được tạo ra bởi công nghệ điện phân đang trở thành xu hướng của nhiều người hiện nay. Không chỉ vậy, đây cũng là giải pháp tốt cho đường tiêu hóa mà nhiều chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng.

Nước ion kiềm hoặc nước điện giải ion kiềm không chỉ giúp trung hòa axit trong dạ dày, phòng và chữa các bệnh đường ruột mà nó còn tốt cho sức khỏe. Nước giàu tính kiềm tự nhiên, có lợi cho dạ dày. Đồng thời, bổ sung khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể.

Nước ion kiềm cũng cung cấp phân tử Hydro hoạt tính chống oxy hiệu quả. Phân tử nước có kích thước siêu nhỏ giúp việc thẩm thấu và hấp thụ dinh dưỡng nhanh chóng hơn.

Nước ion kiềm là giải pháp hoàn hảo tốt cho hệ tiêu hóa được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng
Nước ion kiềm là giải pháp hoàn hảo tốt cho hệ tiêu hóa được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng

Hy vọng, với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ biết ăn gì để giảm axit dạ dày tốt nhất. Nỗi lo bị bệnh đường ruột là nỗi ám ảnh chung của nhiều người vì vậy hãy phòng tránh sớm từ hôm nay để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Ngày đăng 12:40 Chiều , 03/02/2023 - Cập nhật lúc: 12:41 Chiều , 03/02/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *