Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể – Hướng dẫn cách cân bằng

Độ pH có ý nghĩa gì và cách kiểm tra độ pH trong cơ thể thực hiện như thế nào không phải ai cũng biết để thực hiện chính xác. Phần thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về công dụng, cách kiểm tra và cân bằng pH ở mức ổn định nhất. 

PH trong cơ thể là gì?

Độ pH là gì, đây là chỉ số đo các hoạt động của ion hydro (H+) trong dung dịch. Mỗi môi trường sẽ có một độ pH riêng, nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit. Ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch có tính bazo. 

Độ pH trong cơ thể có ý nghĩa đặc biệt nhất là về vấn đề sức khỏe
Độ pH trong cơ thể có ý nghĩa đặc biệt nhất là về vấn đề sức khỏe

Trường hợp lượng H+ bằng lượng OH- thì dung dịch trung tính, lúc này độ Ph của môi trường xấp xỉ gần bằng 7. Nói cách khác pH là chỉ số để xác định tính axit hay bazo của nước hoặc một dung dịch nào đó. 

Công thức đo độ pH của cơ thể và nước là: pH = -log10 [H+]. Độ pH = 5 có nghĩa là tính axit cao gấp 10 lần pH = 6 và gấp 100 lần so với pH = 7. 

Độ pH trong cơ thể người sẽ ở mức từ 7.3 đến 7.4. Theo cơ chế tự nhiên, khi con người vừa sinh ra độ pH trong cơ thể mang tính kiềm. Đây là nồng độ tốt nhất, phù hợp nhất để các tế bào hoạt động bình thường. 

Nồng độ pH trong cơ thể có thể thay đổi do những yếu tố bên ngoài tác động như chế độ ăn uống thiếu khoa học, ô nhiễm môi trường, sử dụng thực phẩm bẩn,…khiến cơ thể mất tính kiềm tự nhiên vốn có mà chuyển sang môi trường axit. 

Lượng axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến những căn bệnh phổ biến như tiểu đường, bệnh lý dạ dày, đường ruột, ung thư,…

Công dụng của pH với sức khỏe con người

Mỗi cơ quan trong cơ thể có một độ pH riêng, không giống nhau. Nếu chỉ số này bị ảnh hưởng sẽ gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe. 

Độ pH cơ thể sẽ ảnh hưởng hoạt động sống của các tế bào nhất là độ pH máu có tính kiềm, mang đến tác động tích cực cho các hoạt động cơ thể. Bộ não, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ cơ, làm việc tốt ở mức độ pH thích hợp. 

Khi pH cơ thể bị quá chua sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, lão hóa sớm, tăng cân, các vấn đề về thần kinh, dự ứng, ung thư. Để cân bằng độ pH trong cơ thể tốt nhất bạn nên bổ sung khoảng 60 đến 80% thực phẩm tạo kiềm, 20 đến 40% thực phẩm tạo axit. Nếu duy trì được chế độ ăn này thì pH cơ thể có tính hơi kiềm, đảm bảo sức khỏe ở mức tốt nhất. 

Một vài chỉ số độ pH trong cơ thể bạn nên biết đó là: 

  • Độ pH của dạ dày: 1.6 đến 2.4. 
  • Độ pH của máu: 7.32 đến 7.44. 
  • Độ pH của nước bọt: 6.4 đến 6.8. 
  • Độ pH dịch ngoại bào: 7.35 đến 7.45. 
  • Độ pH dịch nội bào: 6.9 đến 7.2. 
  • Độ pH ruột: 6.6 đến 7.6. 
  • Độ pH nước tiểu: 6. 
  • Độ pH dịch mật: 5 đến 6. 

Hướng dẫn cách kiểm tra độ pH trong cơ thể

Để biết chỉ số cân bằng độ pH đã ở mức phù hợp chưa bạn cần phải kiểm tra. Thời điểm tốt nhất để kiểm tra độ pH là trước khi ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn khoảng 2 tiếng. 

Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể bằng xét nghiệm nước tiểu
Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể bằng xét nghiệm nước tiểu

Có hai cách kiểm tra độ pH trong cơ thể như sau: 

Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể bằng giấy thử 

Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể bằng giấy thử khá đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một mảnh giấy quỳ thử pH bằng nước bọt là được. Độ pH nước bọt tối ưu sẽ ở mức từ 6.4 đến 6.8 và phản ánh thông qua màu sắc để bạn biết được vấn đề của bản thân vì nước bọt có tính axit hơn máu. 

Trường hợp độ pH thấp hơn 6.4 chứng tỏ dự trữ kiềm đã đủ. Sau khi ăn pH nước bọt sẽ tăng lên 7.5 hoặc cao hơn (có tính hơi kiềm). Nếu chênh lệch khỏi pH nước bọt lý tưởng sau một thời gian dài nguy cơ mắc bệnh rất cao. Độ pH nước bọt ở mức từ 6.5 đến 7.5 trong tất cả các ngày đồng nghĩa với việc cơ thể đang khỏe mạnh. 

Trong một thời gian dài pH có tính axit có thể dẫn đến một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, lupus, lao, loãng xương, huyết áp cao, ung thư. Độ pH nước bọt quá thấp bạn có thể cải thiện được bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung thêm trái cây tươi, rau, nước khoáng đồng thời loại bỏ bớt các chất tạo axit như bột mì, bột ngọt và thịt đỏ. 

Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể bằng nước tiểu 

Bên cạnh cách kiểm tra độ pH trong cơ thể bằng nước bọt, bạn có thể kiểm tra thông qua nước tiểu. Phương pháp kiểm tra này sẽ cho biết khả năng cơ thể duy trì độ pH thích hợp của máu. 

Độ pH của nước tiểu thể hiện rõ sự nỗ lực của các cơ quan liên quan như thận, tuyến thượng thận, phổi, tuyến sinh dục trong việc điều chỉnh nồng độ pH qua muối và hormone. Vì thận có chức năng lọc muối để điều chỉnh pH. Nồng độ pH lý tưởng sẽ ở mức khoảng 6.5 đến 7.0 vào buổi tối trước khi ăn.

Xét nghiệm nước tiểu cũng cho thấy cơ thể đang bài tiết axit và hấp thu khoáng chất hay không. Những khoáng chất như canxi, magie, natri, kali sẽ là bộ đệm giúp cơ thể duy trì sự cân bằng chống lại tình trạng quá nhiều axit hoặc kiềm. 

Khi cơ thể dư thừa axit hoặc kiềm bộ đệm phải hoạt động quá mức để chống lại những tác nhân gây hại. Khi đó nước tiểu chính là phương pháp để cơ thể loại bỏ sự dư thừa lượng axit hoặc kiềm không thể tự xử lý thông qua bộ đệm cơ thể. 

Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể – Hướng dẫn cách cân bằng

Làm thế nào để duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể và ăn gì để cân bằng độ pH phần nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn: 

Rau củ quả tươi giúp cân bằng môi trường trong cơ thể ở mức ổn định
Rau củ quả tươi giúp cân bằng môi trường trong cơ thể ở mức ổn định
  • Bổ sung thực phẩm hữu cơ: Nhóm thực phẩm này rất có lợi trong việc kiểm soát độ pH cho cơ thể. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp cân bằng môi trường cơ thể ở mức ổn định, loại bỏ nguy cơ mắc các chất độc hại từ thực phẩm bẩn. 
  • Sử dụng thực phẩm có chứa kiềm: Nhóm thực phẩm có chứa nhiều kiềm như rau củ quả sẽ giúp điều tiết nồng độ pH trong cơ thể ở mức ổn định, bổ sung thêm chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột. 
  • Ăn ít bột mì, đường và thịt: Không nên ăn quá 50g protein mỗi ngày, việc tiêu thụ nhiều hơn có thể gây ra những vấn đề như thừa axit dẫn đến viêm nhiễm trong. 
  • Chuẩn bị bữa trưa thông minh: Bữa ăn trưa bạn nên chọn các loại thực phẩm cung cấp vừa đủ lượng axit và kiềm, hạn chế thịt, cá, trứng, bổ sung nhiều rau xanh. 
  • Uống nước chanh hoặc thêm giấm táo vào bữa ăn để cung cấp thêm axit axetic, chất chống oxy hóa axit amin, protein và các lợi khuẩn duy trì độ pH ở mức ổn định.  
  • Tăng cường đồ uống vào buổi sáng: Mỗi buổi sáng bạn uống một cốc nước chanh ấm sẽ giúp loại bỏ lượng axit dư thừa, cân bằng pH. Hoặc bạn có thể uống một cốc nước ấm để tăng cường hoạt động tiêu hóa, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh về đường ruột. 
  • Tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều kali: Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng kali dồi dào sẽ giúp kiểm soát độ pH ở mức độ định, tránh tình trạng vượt quá mức cho phép. 
  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày bạn cần uống từ 7 đến 8 cốc nước để duy trì độ pH và tăng khả năng loại bỏ các chất độc hại.
  • Vận động mỗi ngày: Luyện tập thể thao cũng là một cách giúp làm giảm lượng axit dư thừa trong cơ thể, cân bằng độ pH ở mức ổn định. 
  • Sử dụng hạnh nhân tươi: Trong hạnh nhân tươi có chứa hàm lượng lớn canxi, magie giúp cân bằng độ pH và đường huyết, hạn chế sự tích tụ của axit. 

Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể như thế nào, làm thế nào để duy trì môi trường trong cơ thể ở mức phù hợp nội dung trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết. Hãy chủ động tìm biện pháp chăm sóc cơ thể để có một sức khỏe tốt, ổn định, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 

Ngày đăng 8:00 Sáng , 27/02/2023 - Cập nhật lúc: 1:06 Chiều , 27/02/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *