Độ Ph trong cơ thể người là gì? Bao nhiêu thì tốt?

Độ Ph trong cơ thể người là chỉ số quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, sắc đẹp của bạn. Tuy nhiên nhiều người còn đang băn khoăn không biết pH cơ thể là gì, chỉ số này như thế nào là tốt? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp quý bạn trả lời chính xác những băn khoăn này. 

Độ pH là gì, phân chia thế nào?

Độ pH nói chung là một loại chỉ số để đo hoạt động của các ion hydro H+ trong nước hoặc bất cứ một dung dịch nào đó. PH trong tiếng Latinh dùng để chỉ thuật ngữ “pondus hydrogenii”, tức hoạt động của Hydro. Trong tiếng Anh pH là ký hiệu viết tắt của hydrogen power”, “power of hydrogen” hoặc “potential of hydrogen.

Phân chia độ pH trong cơ thể người
Phân chia độ pH trong cơ thể người

Công thức đo độ pH trong nước là pH = – log10 [H+]. Theo đó, độ pH trong nước sẽ nằm trong khoảng từ  0 đến 14 và được phân chia thành 3 loại rõ ràng:

  • Nếu pH < 7: Nước mang tính axit.
  • Nếu pH = 7: Nước trung tính.
  • Nếu pH > 7: Nước mang tính kiềm.

Tức là nếu pH = 5 có tính axit cao gấp 10 lần pH = 6 và gấp 100 lần so với pH = 7

Chỉ số Ph cơ thể bao nhiêu là tốt?

Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu, cơ thể con người được ví như một “hệ thống kỳ diệu” vì chúng có khả năng duy trì nồng độ pH trong cơ thể nằm trong khoảng phạm vi hẹp từ 7.3 – 7.4. Đây được xem là nồng độ pH tốt nhất đảm bảo các tế bào trong cơ thể có thể hoạt động bình thường, cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt.

Chỉ số độ pH trong cơ thể người khoảng 7.3 - 7.4
Chỉ số độ pH trong cơ thể người khoảng 7.3 – 7.4

Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, ô nhiễm môi trường, chất hóa học, thực phẩm bẩn,… nên cơ thể chúng ta sẽ dần mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà chuyển sang tính axit. Lượng axit dư thừa bên trong cơ thể mà không được kiểm soát hay đào thải ra ngoài sẽ là căn nguyên gây ra những bệnh nan y, mãn tính như tiểu đường, ung thư, các bệnh về dạ dày, tiêu hóa,…

Làm sao để cân bằng độ pH trong cơ thể?

Độ pH của cơ thể có thể cân bằng lại được nếu con người biết cách kết hợp dinh dưỡng, lối sống lành mạnh. Quý bạn đọc có thể tham khảo một số cách giúp cơ thể cân bằng độ pH trở về ngưỡng an toàn theo các bác sĩ Nhật Bản như sau:

Cân bằng độ pH trong cơ thể bằng uống nước ion kiềm

Nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng với mỗi cơ thể. Đối với những cơ thể dư thừa axit do nguyên nhân từ thói quen xấu, uống nhiều rượu bia, thức ăn chứa axit thì việc uống nước lọc thôi chưa đủ. Lúc này bạn cần bổ sung thêm loại nước giàu tính kiềm để cân bằng lại tính axit trong cơ thể.

Tuy nhiên trường hợp này thay vì sử dụng nguồn nước có tính kiềm nhân tạo hoặc kiềm từ công nghệ gốm khoáng, bạn nên ưu tiên bổ sung các loại nước có tính kiềm tự nhiên. Bộ Y tế chỉ công nhận và khuyên mọi người bổ sung hàng ngày nước có tính kiềm tự nhiên là nước điện giải ion kiềm. Loại nước này được tạo ra từ công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất của Nhật Bản.

Bổ sung nước ion kiềm thiên nhiên giúp ổn định nồng độ pH trong cơ thể người
Bổ sung nước ion kiềm thiên nhiên giúp ổn định nồng độ pH trong cơ thể người

Nước ion kiềm có tác dụng bổ sung kiềm và chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Quý bạn có thể sử dụng nước ion đóng chai tuy nhiên do loại nước này có hàm lượng Hydro và ion thấp, thậm chí là không còn nên sử dụng nước ion kiềm trực tiếp từ máy lọc nước là cách tốt nhất.

Bổ sung nhiều rau củ quả xanh cân bằng pH cơ thể

Trong hầu hết các loại rau củ quả đều mang sẵn tính kiềm. Do đó, khi chúng ta thường xuyên thu nạp nhóm thực phẩm này sẽ có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, bổ sung vitamin cần thiết, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đưa độ pH trong cơ thể người về ngưỡng an toàn. Một số loại rau củ quả giàu tính kiềm quý bạn có thể tham khảo như:

  • Cải bỏ xôi: Chứa rất nhiều chất diệp lục tác dụng kiềm hóa cơ thể hiệu quả. Ngoài ra quý bạn cũng có thể bổ sung rau chân vịt hoặc rau bina đều rất tốt.
  • Ớt chuông: Các phân tích, nghiên cứu tìm thấy tính kiềm rất cao có trong ớt chuông. Sử dụng ớt chuông thường xuyên sẽ giúp kiềm hóa cơ thể, kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tự nhiên, giảm nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, ung thư,…
  • Cần tây: Trong cần tây cũng rất dồi dào tính kiềm, ngoài ra loại rau này còn có chất coumarin và chất phtalic – hoạt chất rất tốt trong việc giảm cholesterol xấu trong cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa ung thư.
  • Quả bơ: Ăn bơ thường xuyên vừa mang lại tính kiềm mạnh vừa có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày.

Thường xuyên suy nghĩ tích cực, tránh bị stress

Bạn có biết khi thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, tiêu cực sẽ khiến cơ thể tiết ra lượng axit gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, để đưa độ pH của cơ thể về ngưỡng bình thường, ngoài chế độ ăn uống người bệnh cần kết hợp lối sống khoa học, nên có những suy nghĩ tích cực, tránh để bản thân rơi vào trạng thái hoang mang, bế tắc.

Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng nếu thường xuyên cười nhiều, suy nghĩ tích cực sẽ cải thiện và tăng cường kháng thể tự nhiên, hạn chế bệnh tật rất tốt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về độ pH trong cơ thể và cách cân bằng chỉ số kiềm về ngưỡng bình thường. Hy vọng bài viết hữu ích tới quý bạn, đừng quên chia sẻ bài viết tới bạn bè.

Ngày đăng 12:42 Chiều , 03/02/2023 - Cập nhật lúc: 12:42 Chiều , 03/02/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *