Độ pH trong máu người bình thường là bao nhiêu, làm sao để cân bằng?

Độ pH trong máu người bình thường là bao nhiêu hiện đang là từ khóa được nhiều bạn đọc quan tâm. Trong chuỗi chuyên đề giải đáp những vấn đề liên quan tới chỉ số pH, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin tới bạn đọc về pH trong máu là gì, như thế nào gọi là bình thường. Đồng thời bài viết gợi ý một số cách để cân bằng độ pH trong máu hiệu quả, an toàn. 

Hiểu đúng pH trong máu là gì?

Độ pH trong máu hiểu đơn giản là thang đo xác định độ bazơ hoặc axit có trong máu. Thông thường, độ pH sẽ nằm dao động trong khoảng từ  0 – 14. Các dung dịch dạng trung tính như nước lọc sẽ có độ pH là 7. Còn nếu pH lớn hơn 7 tức máu có tính axit nhiều hơn, còn nếu pH nhỏ hơn 7 tức có tính bazo nhiều hơn.

Mặc dù nếu nhìn qua thấy khoảng cách của các bậc thang đo là nhỏ, tuy nhiên trên thực tế mỗi bậc thang sau sẽ lớn hơn bậc thang đo pH khác 10 lần.

Tìm hiểu độ pH trong máu
Tìm hiểu độ pH trong máu

Ví dụ độ pH = 8 sẽ có tính bazơ cao gấp 10 lần so với độ pH = 7. Còn trường hợp độ pH = 3 sẽ có tính axit cao hơn gấp 10 lần so với độ pH = 4 và có tính axit cao gấp 100 lần so với độ pH = 5.

Vậy độ pH trong máu người bình thường là bao nhiêu?

Độ pH trong máu người bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45. Chỉ số này cho biết trong máu sẽ hơi có tính bazo.

Thường dung dịch trong dạ dày sẽ có độ pH dao động khoảng từ 3 đến 3,5. Độ pH thấp sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và tiêu diệt vi khuẩn gây hại dạ dày diễn ra dễ dàng hơn.

Độ pH trong máu thay đổi nguyên nhân do đâu?

pH máu có thể tăng hoặc giảm  khiến môi trường cơ thể quá bazo hoặc quá axit. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này gồm:

Nguyên nhân tăng pH máu

Khi độ pH trong máu tăng đột ngột, bạn hãy nghĩ ngay tới một số nguyên nhân bao gồm:

  • Mất nước

pH trong máu tăng có thể do cơ thể đang bị mất quá nhiều nước. Nguyên nhân khi mất nước đồng nghĩa với việc các chất điện giải như muối, natri, kali sẽ mất do: tiêu chảy, ra mồ hôi hoặc nôn ói.

Mất nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến độ pH máu tăng
Mất nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến độ pH máu tăng
  • Gặp các vấn đề về thận

Thận khỏe mạnh sẽ giúp duy trì trạng thái cân bằng bazơ và axit. Tuy nhiên trường hợp người bị thận, chức năng thận suy yếu không thể loại bỏ các chất có tính kiềm ra ngoài, khiến độ pH máu tăng.

Nguyên nhân hạ pH máu

So với trường hợp tăng độ pH máu thì hạ pH máu phổ biến hơn do các nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống 

Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá ít hoặc nhịn ăn trong thời gian dài sẽ khiến axit trong máu của bạn giảm khiến độ pH máu cũng giảm.

  • Nhiễm toan do tiểu đường: Những người bị bệnh tiểu đường, trong máu sẽ có tính axit hơn.
Ăn quá ít hoặc nhìn ăn là một trong những nguyên nhân khiến hạ pH máu
Ăn quá ít hoặc nhìn ăn là một trong những nguyên nhân khiến hạ pH máu
  • Nhiễm toan chuyển hóa 

Hạ pH máu do bị suy thận hoặc mắc các bệnh về thận được gọi chung là toan chuyển hóa. Tình trạng này xảy ra khi thận hoạt động không hiệu quả, các axit thừa không thể loại bỏ ra cơ thể. Lúc này nồng độ axit máu sẽ tăng và khiến độ pH máu hạ.

  • Nhiễm toan hô hấp

Khi phổi không thể triệt tiêu carbon dioxide ra cơ thể trong thời gian đủ nhanh, độ pH trong máu sẽ bị giảm xuống và được gọi chung là toan hô hấp.

Đối tượng dễ mắc phải là những người béo phì, đã từng trải qua phẫu thuật, lạm dụng thuốc ngủ hoặc những loại thuốc giảm đau opioid.

Giữ độ pH trong máu người bình thường như thế nào?

Để duy trì được độ pH trong máu người bình thường, quý bạn đọc có thể ghi nhớ một số cách dưới đây:

  • Bổ sung nhóm thực phẩm hữu cơ

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ cho biết, thực phẩm hữu cơ có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát độ pH trong máu. Thường xuyên sử dụng thực phẩm này ngoài công dụng giữ lượng pH ở mức cân bằng còn giúp cơ thể thanh nhiệt, loại bỏ độc tố.

  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất diệp lục 

Theo các chuyên gia, bạn nên bổ sung trong bữa ăn các loại thực phẩm trong chất diệp lục để cân bằng độ pH trong máu. Một số loại thực phẩm có chất diệp lục cao phải kể đến như: Thì là, dưa chuột, rau mùi tây, cần tây, rau mầm, bí xanh.

  • Bổ sung thực phẩm tạo kiềm 

Rau củ quả chính là nhóm thực phẩm mang tính kiềm cao. Sử dụng rau củ quả thường xuyên vừa giúp điều tiết lượng pH trong cơ thể ở ngưỡng ổn định, cân bằng độ pH, cung cấp chất xơ, tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa.

  • Uống nước giàu kiềm 

Đứng đầu bảng danh sách cân bằng độ pH trong máu phải kể tới việc bổ sung nước giàu kiềm. Các chuyên gia sức khỏe đưa ra lời khuyên, bạn nên sử dụng nước ion giàu kiềm được tạo ra từ máy lọc nước ion công nghệ điện phân để cân bằng độ pH trong máu cũng như trong cơ thể.

Thường xuyên uống nước giàu kiềm tự nhiên giúp cân bằng độ pH
Thường xuyên uống nước giàu kiềm tự nhiên giúp cân bằng độ pH
  • Luyện tập thể thao 

Ngoài chế độ dinh dưỡng, việc thường xuyên luyện tập thể thao, vận động cơ thể sẽ giúp kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời cách này giúp giảm lượng axit dư thừa, cân bằng nồng độ pH rất tốt.

Ngoài ra người bệnh cũng cần cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, suy nghĩ tích cực góp phần giữ độ pH trong máu người bình thường ở mức cân bằng. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về độ pH để duy trì chỉ số pH máu ở ngưỡng cân bằng.

Ngày đăng 9:00 Sáng , 20/02/2023 - Cập nhật lúc: 4:11 Chiều , 20/02/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *