Độ pH trong nước là gì? Ý nghĩa và cách điều chỉnh độ pH của nước

Độ pH trong nước là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Cách điều chỉnh ra sao không phải ai cũng biết. Phần thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này cũng như cách cân bằng độ pH sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày của mình. 

Độ pH là gì? Thang đo

Độ pH là thước đo về nồng độ axit hoặc kiềm của các chất tan trong nước. Giá trị của pH sẽ được đo theo thang từ 0 đến 14, thang điểm số 7 là mức trung bình. Nếu giá trị dưới 7 có nghĩa độ axit tăng, 0 là mức axit mạnh nhất. Ngược lại giá trị trên 7 cho thấy độ kiềm, 14 thể hiện mức kiềm cao nhất. 

Độ pH trong nước là gì - Thang đo giá trị thể hiện như thế nào
Độ pH trong nước là gì – Thang đo giá trị thể hiện như thế nào

PH của nước là logarit tính theo lũy thừa 10. Mỗi giá trị tăng có nghĩa là tăng gấp 10 lần độ axit hoặc kiềm. Một vài số liệu về nồng độ axit để bạn hiểu rõ hơn như: 

  • Sữa giá trị pH bằng 6, axit gấp 10 lần nước tinh khiết có độ pH là 7. 
  • Cà phê là thức uống có tính axit cao gấp 10 lần so với sữa và có độ axit gấp 100 lần so với nước. 
  • Độ pH của máu là 8, độ kiềm hơn 10 lần so với nước tinh khiết. 
  • Lòng trắng trứng có nồng độ kiềm gấp 10 lần so với máu và kiềm hơn 100 lần so với nước thường. 

Thành phần của nước có chứa axit hòa tan và muối. Điều này sẽ làm cho giá trị pH của nước nhiều hoặc ít hơn 7. Tuy nhiên muối hòa tan  sẽ khiến cho nước uống có hương vị nhẹ hơn so với nước cất. 

Thang đo độ pH của nước được phân chia thành 3 mức như sau: 

  • Nước có tính axit, độ pH thấp hơn 7. Các chất có tính axit thì nồng độ pH bằng 0. Axit ắc quy sẽ thuộc vào nhóm này. 
  • Nước kiềm có độ pH ở mức từ 8 trở lên. Các chất kiềm nhất như dung dịch kiềm có độ pH bằng 14. 
  • Nước tinh khiết có độ pH bằng 7, được xem là trung tính và nó không có chứa axit. 

Độ pH nước là bao nhiêu? Yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của nước

Chỉ số đo độ pH của nước là gì? Theo khuyến cáo của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, độ pH trong nước uống nên ở mức từ 6.5 đến 8.5. 

Độ pH của nước uống sẽ bị thay đổi với nhiều yếu tố khác nhau như vị trí, địa điểm. Vùng băng tuyết pH trong nước thường sẽ thấp hơn so với khu vực gốc đá vôi. Mưa axit cũng là một trong những yếu tố khiến cho độ pH trong nước thay đổi xuống mức thấp hơn bình thường. 

Bên cạnh yếu tố tự nhiên làm thay đổi độ pH thì yếu tố con người cũng góp một phần nhỏ vào sự thay đổi đó. Đa phần các nhà cung cấp nước sinh hoạt sẽ làm tăng độ pH lên để tránh hư hại ống dẫn nước. Kèm theo đó, các cơ quan xử lý nước thải được yêu cầu điều chỉnh độ pH trong nước trước khi dẫn ra sông, suối. 

Trong một ngày, độ pH của nước cũng có thể thay đổi do CO2 hòa tan trong nước. Nồng độ CO2 cao là kết quả của sự hô hấp các sinh vật khác nhau vào buổi đêm. Sau đó, thực vật và tảo bắt đầu quang hợp và tiêu thụ CO2 dẫn đến làm tăng độ pH của nước. 

Độ pH trong nước là gì – Ý nghĩa của độ pH trong nước

Ý nghĩa của độ pH trong nước là gì không phải ai cũng biết rõ. Các bác sĩ và nhà khoa học cho biết việc duy trì nồng độ pH ở mức ổn định rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe. 

Độ pH ở mức 7.3 đến 7.4 sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Độ pH ở mức 7.3 đến 7.4 sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Độ pH trong cơ thể giao động ở mức từ 7.3 đến 7.4, có tính kiềm, đây được xem là môi trường tốt nhất để các tế bào hoạt động bình thường. 

Trường hợp, giảm độ pH trong nước, tính kiềm chuyển sang axit kéo dài quá lâu, không có biện pháp cải thiện có thể gây ra những căn bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, bệnh về đường ruột,…

Một số bệnh lý có liên quan đến sự mất cân bằng độ pH trong nước có thể kể đến như bệnh béo phì, tiểu đường, da xanh xao, hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể mất năng lượng, đau dạ dày, lão hóa sớm,…

Độ pH của nước được đo thế nào?

Một vài cách đo độ pH trong nước uống có thể kể đến như: 

  • Sử dụng quỳ tím để kiểm tra độ pH của nước uống 

Dùng quỳ tím để kiểm tra pH của nước uống là cách làm đơn giản, tiện lợi nhất mà mọi người thường dùng. Giấy sử dụng để kiểm tra pH đã được tẩm ethanol hoặc chất màu tím được tách ra từ rễ cây địa y như rocella tinctoria và leuconeura tartarea. 

Bạn có thể dùng cách này để kiểm tra và điều chỉnh độ pH của nước. Nhìn theo màu sắc bạn có thể nhận biết được nước kiểm tra có tính kiềm hay bazo. Cách làm này tuy thuận tiện nhưng vẫn có khuyết điểm. Vậy khuyết điểm khi dùng quỳ tím đo độ pH trong nước là gì? 

Nhìn theo màu sắc hiển thị trên giấy bạn không thể biết chính xác độ pH trong nước mạnh hay yếu. Nếu giấy quỳ khi nhúng vào nước chuyển xanh thì mang tính bazo, chuyển đỏ thì mang tính axit. 

  • Sử dụng bút đo độ pH nước 

Sử dụng bút đo là một trong những phương pháp dùng để kiểm tra và hạ pH trong nước nếu vượt quá mức cho phép. Sản phẩm này được bán nhiều trên thị trường để người dùng mua về sử dụng. 

Cách dùng bút đo được nhà sản xuất hướng dẫn chi tiết trong tờ hướng dẫn. Kích thước bút nhỏ gọn, dễ mang theo, dễ bảo quản. Năng lượng hoạt động của bút là pin sạc hoặc pin than. 

Sử dụng bút đo sẽ cho thấy chính xác chỉ số pH của nước
Sử dụng bút đo sẽ cho thấy chính xác chỉ số pH của nước
  • Dùng điện cực hydro để đo độ pH của nước uống 

Điện cực hydro là một thiết bị được tạo ra từ dây Pt phủ bạch kim dạng bồ hóng sau đó nhúng sợi dây vào dung dịch cần đo pH và khí hydro được bão hòa trên dung dịch này. Điện thế giữa điện cực Pt và điện cực Bạc Clorua có tỉ lệ nghịch với độ pH trong nước. 

Cách đo điện cực hydro là phương pháp đo pH tiêu chuẩn. Các cách khác dùng để kiểm tra pH cũng dựa vào đây để đánh giá độ chuẩn xác. 

  • Sử dụng điện cực thủy tinh đo độ pH của nước uống 

Cách dùng điện cực thủy tinh để đo độ pH trong nước là gì, thực hiện như thế nào? Phương pháp này sẽ sử dụng một điện cực so sánh và một điện cực thủy tinh. Độ pH sẽ được xác định bằng điện thế giữa chúng. 

Phương pháp này có tính ứng dụng cao bởi có thể áp dụng trong nhiều môi trường nhất là môi trường công nghiệp. Điện thế giữa hai cực dễ đạt được trạng thái cân bằng và có khả năng lặp lại cao. Những chất như oxy hóa, chất khử không gây ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả đo. 

Ngoài các phương pháp dùng để kiểm tra độ pH trong nước kể trên thì còn có nhiều cách phổ biến khác như dùng cảm biến bán dẫn, chất chỉ thị màu, điện cực antimon,…

Độ pH trong nước là gì – Các điều chỉnh độ pH trong nước

Dưới đây là những cách điều chỉnh độ pH trong nước bạn có thể tham khảo thêm để thực hiện ở nhà: 

Cách điều chỉnh độ pH trong nước tăng 

Cách điều chỉnh độ pH của nước tăng lên có thể hiện hiện theo hai cách như sau: 

Cách cân bằng độ pH trong nước là gì
Cách cân bằng độ pH trong nước là gì
  • Sử dụng bộ lọc trung hòa: Bộ lọc này sử dụng canxi cacbonat để tăng nồng độ pH trong nước. Vật liệu chính của bộ lọc là magnesia hoặc Calcite. Nhược điểm khi áp dụng phương pháp này là bạn cần phải kiểm tra và bổ sung thiết bị định kỳ do chất liệu trong bộ lọc có thể tan từ từ, hao hụt dần hoặc có thể gây tắc nghẽn. 
  • Sử dụng hóa chất: Nếu quy mô nước quá lớn hoặc nồng độ pH quá thấp thì bạn có thể dùng một số loại hóa chất như soda hoặc hỗn hợp soda với hypochlorite. Áp dụng cách làm này bạn cần chú ý về liều lượng, nếu nước bị ô nhiễm thì việc điều chỉnh sẽ phức tạp hơn. 
  • Dùng hạt nâng pH: Hạt nâng pH có công dụng làm tăng độ pH trong nước, đảm bảo độ an toàn. Khi kết hợp hạt nâng với cát thạch anh, ODM – 3F và ODM – 2F còn có công dụng tạo độ trong cho nước, khử chất ô nhiễm khác trong nguồn nước này. 

Cách hạ độ pH trong nước 

Có hai cách hạ pH trong nước để bạn áp dụng như sau: 

  • Sử dụng nước mưa: Trong nước mưa có chứa hàm lượng axit nhỏ có thể trung hòa nước có độ pH cao một cách hiệu quả và an toàn. Do đó bạn có thể thử áp dụng phương pháp này để làm giảm độ pH trong nước. 
  • Sử dụng hóa phẩm: Cách hạ độ pH trong nước bằng hóa phẩm tương tự với cách dùng nước mưa. Bạn có thể tìm mua hóa chất tại cửa hàng cá cảnh hoặc trung tâm xử lý nước công nghiệp về dùng. 

Trên đây là các thông tin về độ pH trong nước là gì, ý nghĩa và cách điều chỉnh. Hãy thường xuyên để ý đến nguồn nước của nhà bạn để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh.

Ngày đăng 12:40 Chiều , 03/02/2023 - Cập nhật lúc: 12:41 Chiều , 03/02/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *