Giải đáp: nước bọt có tính kiềm hay axit, giải pháp nào có tác dụng như nước bọt?

Có rất nhiều người nghĩ rằng nước bọt không mang lại tác dụng gì, thậm chí còn rất bẩn. Tuy nhiên, trên thực tế thì nó lại có khá nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Trong chủ đề này, nước bọt có tính kiềm hay axit cũng là câu hỏi mà nhiều người còn băn khoăn. Cùng giải đáp thắc mắc trên và tìm ra một giải pháp hoàn hảo có công dụng như nước bọt qua bài viết dưới đây.

Lý giải tính kiềm hay axit của nước bọt và những công dụng của nó
Lý giải tính kiềm hay axit của nước bọt và những công dụng của nó

Những tác dụng của nước bọt

Nước bọt hay còn gọi là nước dãi được tiết ra bởi tuyến nước bọt và có màu trong, nhầy. Nó hoạt động ở vị trí trong khoang miệng và sản xuất từ 150ml – 1300ml/ngày.

Thông thường, mọi người sẽ nghĩ nước bọt tiết ra khá bẩn và muốn nhổ ra ngoài thay vì nuốt vào trong. Tuy nhiên, nước bọt lại mang đến một số công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Trước khi giải đáp “nước bọt có tính kiềm hay axit”, có thể tìm hiểu tác dụng của nó đối với cơ thể.

Tác dụng bôi trơn của nước bọt

Trong nước bọt thường có chứa dịch nhầy, chúng góp phần “bôi trơn” thực phẩm để thức ăn nhanh chóng được vận chuyển tới dạ dày. Nước bọt được tiết ra liên tục sẽ giúp cho khoang miệng không bị khô rát, luôn mềm mại và không gây hôi miệng, khó chịu.

Nước bọt có tác dụng cầm máu

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong nước bọt có chứa một loại protein là SLPI giúp thúc đẩy quá trình đông máu.

Giúp diệt khuẩn hiệu quả

Nhiều người nghĩ rằng nước bọt nhầy và khá bẩn nhưng trên thực tế thì chúng lại có đặc tính diệt khuẩn cực kỳ hiệu quả. Chính những thành phần có trong nước bọt giúp kháng khuẩn, chống viêm răng lợi, nướu và bảo vệ khoáng miệng sạch sẽ vi khuẩn.

Nếu khoang miệng bị khô sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nên các bệnh viêm, nhiệt miệng. Nước bọt sẽ tạo thành một lớp khiên chắn, làm hàng rào ngăn chặn vi khuẩn.

Nước bọt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Một trong những lợi ích hàng đầu của nước bọt không thể bỏ qua là khả năng hỗ trợ tiêu hóa giúp việc chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi tinh bột được đưa vào cơ thể sẽ được bôi trơn, tăng cường khả năng hấp thụ và tiêu hóa thực phẩm.

Nước bọt giúp bôi trơn thực phẩm và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn
Nước bọt giúp bôi trơn thực phẩm và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

Khả năng chống lão hóa của nước bọt

Nước bọt có chứa các hormone và globulin A mang đến hiệu quả chống lão hóa và làm chậm quá trình oxy hóa của các tế bào. Do vậy, việc nhổ nước bọt đi được cho là vô cùng lãng phí và cần nuốt vào để giúp ngăn ngừa lão hóa, chống suy thoái sớm.

Giúp ức chế các tế bào gây ung thư

Để duy trì tuổi thọ và phòng chống ung thư, nhiều người thường có thói quen nhai thức ăn một cách từ từ, chậm rãi để tăng tiết nước bọt. Các thành phần có trong nước bọt giúp ức chế tế bào gây ung thư, tham gia vào quá trình vận chuyển và phân chia dưỡng chất tới các tế bào trong cơ thể.

Giúp vết thương mau lành

Với khả năng kháng khuẩn và cầm máu, nước bọt còn có công dụng làm lành vết thương một cách nhanh chóng.

Nước bọt cũng giúp xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại một cách vô cùng hiệu quả. Nhiều chuyên gia chẩn đoán bệnh thông qua xét nghiệm nước bọt để biết một số bệnh như ung thư miệng, viêm nướu, ung thư vú hay viêm gan…

Nước bọt có tính kiềm hay axit? Nước bọt tiết nhiều có sao không?

Nếu để ý kỹ hơn bạn vẫn có thể nhận thấy vị của nước bọt. Để xác định nước bọt có tính kiềm hay axit, nhiều chuyên gia đã đo nồng độ pH của nó. Theo thang đo độ pH thì nước bọt ở mức độ xấp xỉ 7.0 và thấp hơn mức độ trung hòa một chút. Do đó, nước bọt được đánh giá là có tính axit nhẹ.

Độ pH của nước bọt có thể bị thay đổi nếu chịu sự tác động tiêu cực tới sức khỏe như căng thẳng, stress, thức khuya, mắc bệnh tiêu hóa. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu axit cũng khiến cho nồng độ pH trong nước bọt thay đổi.

Việc tiết nước bọt quá nhiều sẽ khiến tăng tính axit và gây ra nhiều bệnh
Việc tiết nước bọt quá nhiều sẽ khiến tăng tính axit và gây ra nhiều bệnh

Tính axit có trong nước bọt sẽ khiến con người đối mặt với một số nguy cơ mắc các bệnh về nướu, bệnh răng miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh sâu răng, ăn mòn men răng hoặc làm nứt lợi, nướu…

Nước bọt tiết ra quá nhiều sẽ khiến môi trường trong khoang miệng giàu axit. Lâu dần sẽ khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng tiêu cực do sự tăng tiết axit, mất cân bằng pH trong khoang miệng và cơ thể. Việc tiết quá ít nước bọt cũng sẽ khiến cho khoang miệng khô rát, không bôi trơn thức ăn gây khó chịu, tăng cường vi khuẩn.

Để giảm axit trong nước bọt, cần bổ sung các thực phẩm giàu tính kiềm để cân bằng pH. Mang đến môi trường thuận lợi để tránh tình trạng dư thừa axit trong cơ thể. Theo các nghiên cứu thì ở phụ nữ đang mang bầu có sự thay đổi về hormone nên lượng nước bọt được tiết ra cũng nhiều hơn so với người bình thường. Việc nhai kẹo cao su cũng góp phần giảm tiết nước bọt tốt hơn.

Những điều cần lưu ý với tuyến nước bọt

Khi đã biết được nước bọt có tính kiềm hay axit và nhận thức được giá trị của nó đối với sức khỏe con người thì việc chăm sóc khoang miệng là vô cùng cần thiết. Để đảm bảo tuyến nước bọt luôn hoạt động hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn, chúng ta cần biết cách chăm sóc.

Cần thăm khám định kỳ và vệ sinh răng miệng thường xuyên
Cần thăm khám định kỳ và vệ sinh răng miệng thường xuyên

Một số lưu ý cần biết với khoang miệng và tuyến nước bọt của mỗi người như:

  • Đánh răng mỗi ngày, ít nhất 2 lần vào sáng – tối để đảm bảo việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây ra các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, lợi…
  • Luôn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (1,5-2 lít nước/ngày). Việc cấp nước đầy đủ không chỉ giúp thải độc tốt mà còn giúp khoang miệng luôn được vệ sinh, tạo độ ẩm vừa đủ, tránh gây khô miệng hoặc tồn đọng nước bọt…
  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin và dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ bản thân tránh được những tác động tiêu cực.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe nha chu và sự hoạt động của tuyến nước bọt.

Giải pháp mang đến lợi ích sức khỏe tương tự như nước bọt là gì?

Bên cạnh việc lý giải thắc mắc nước bọt có tính kiềm hay axit thì giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe một cách hoàn hảo hơn cũng được rất nhiều người quan tâm. Nếu như nước bọt mang tính axit và vẫn có nguy cơ khiến con người phải đối diện với bệnh tật thì nước ion điện giải giàu kiềm được đánh giá là giải pháp số 1 hiện nay.

Nước ion kiềm được sản xuất nhờ công nghệ điện phân nước tiên tiến do các chuyên gia người Nhật phát minh và cho ra đời dòng máy lọc nước điện giải. Nước ion điện giải giàu tính kiềm và khoáng chất tự nhiên, là giải pháp mang đến sự an toàn cho sức khỏe. Nó còn được gọi là nước hoàn nguyên, giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vi khoáng cần thiết, bổ sung tính kiềm nhằm trung hòa axit trong cơ thể.

Nước ion kiềm giúp trung hòa axit trong cơ thể và phòng bệnh hiệu quả
Nước ion kiềm giúp trung hòa axit trong cơ thể và phòng bệnh hiệu quả

Việc nước bọt tiết ra với lượng nhiều hơn so với bình thường có thể khiến con người bị dư thừa axit. Sử dụng nước ion điện giải có tính kiềm tương tự rau xanh giúp cân bằng độ pH nhanh chóng, dễ dàng hấp thụ và chuyển hóa tốt hơn.

Đồng thời, nước ion kiềm còn giàu Hydro hoạt tính giúp chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do gây bệnh. Các phân tử nước được phân tách với cấu trúc mới giúp việc thẩm thấu, vận chuyển dinh dưỡng và thải độc dễ dàng hơn.

Với những thông tin vừa chia sẻ trên, chúng ta có thể giải đáp được băn khoăn nước bọt có tính kiềm hay axit và lựa chọn được giải pháp hoàn hảo cho sức khỏe. Đồng thời, bản thân mỗi người cũng nên hành động tích cực để giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.

Showroom 0969 56 8886
Ngày đăng 11:00 Sáng , 03/02/2023 - Cập nhật lúc: 8:43 Sáng , 25/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *