Nước cứng là gì? Cách xử lý loại nước này trước khi sử dụng

Nước có nhiều lợi ích với sức khỏe, tuy nhiên không phải loại nước nào cũng có thể sử dụng ngay. Ví dụ như nước cứng phải thông qua các biện pháp xử lý khác nhau bạn mới có thể sử dụng được. Vậy nước cứng là gì, cách phân biệt loại nước này và nước mềm như thế nào?

Nước cứng là gì? Nguyên nhân khiến nước có tính cứng?

Trong nước có thể chứa nhiều loại khoáng chất khác nhau. Nguồn nước đảm bảo tiêu chí an toàn và tốt cho sức khỏe khi các loại khoáng chất này ở một ngưỡng nhất định. Nếu tỷ lệ một trong những loại khoáng chất trong nước bị thay đổi quá cao hoặc quá thấp thì tính chất của nước sẽ bị thay đổi.

Nước cứng lý thuyết là gì? Khái niệm này tưởng xa lạ, tuy nhiên trên thực tế nó đã được đề cập trong sách giáo khoa hóa lớp 12. Nhiều người khi nhắc đến thuật ngữ này thường nghĩ ngay đến nước cứng hóa 12.

Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng cation Ca và Mg cao
Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng cation Ca và Mg cao

Theo các chuyên gia, nước cứng là nước có chứa nhiều ion canxi và magie. Loại nước thường được hình thành khi nước ngầm thấm qua những lớp đá vôi, thạch cao… trong các hang động. Những loại đá này đều chứa một lượng lớn ion canxi và magie ở dạng hợp chất. Càng nhiều canxi và magie trong nước thì độ cứng của nước sẽ càng cao.

Bên cạnh nước có tính cứng, bạn cũng cần hiểu rõ về khái niệm về nước mềm. Vậy nước mềm là gì? Nước mềm là loại nước có hàm lượng ion canxi và magie trong nước thấp hoặc là nước có chứa nhiều ion canxi và magie nhưng đã được làm mềm.

Dựa vào thành phần của nước, nước có tính cứng có thể được chia thành 3 loại: nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu, nước có tính cứng toàn phần.

  • Nước cứng tạm thời là gì? 2 loại muối có trong loại nước này là Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Sở dĩ nước có tên gọi như vậy vì độ cứng của nước sẽ mất đi khi đun sôi nước, do các loại muối hiđrocacbonat dễ bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao.
  • Nước cứng vĩnh cửu là loại nước có chứa các ion Mg (HCO3), CaCl2, MgSO4, CaSO4. Các loại ion này không thể bị kết tủa ở nhiệt độ cao, do vậy, dù bạn có đun nước thì tính chất cứng của nó cũng không bị thay đổi.
  • Nước cứng toàn phần là gì? Nước có tính cứng toàn phần là nước  chứa nhiều ion tương tự như nước cứng có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu như Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4. Khi đun sôi nước, chỉ một số loại muối trong nước này bị kết tủa, những loại còn lại thì không do vậy nước vẫn mang tính cứng.

Dấu hiệu nhận biết nước có tính cứng

Nước có tính cứng có chứa nhiều các ion khác nhau, những ion này làm nên tính cứng của nước. Tuy nhiên để nhận biết nước này, bạn không thể xác định được hàm lượng khoáng chất canxi và magie có trong nước. Vì vậy, chỉ có thể dựa vào 1 số dấu hiệu dưới đây:

  • Xuất hiện các đốm màu trắng trên gương hoặc kính trong nhà tắm, vòi hoa sen, bồn rửa mặt, ống dẫn nước cũng có thể có những cặn trắng bám vào.
  • Khi đun nước sẽ thấy những mảng dày màu trắng bám ở đáy ấm. Nếu cho nước vào bình thì sẽ thấy cặn trắng ở đáy bình hoặc một lớp màu trắng đục bám vào bình.
  • Khi dùng nước này để làm đá thì đá có màu trắng đục và tan nhanh hơn so với các loại nước khác.
  • Khi để đá đông nước cứng sẽ làm đá có màu đục và tan nhanh hơn so với nước sạch.
  • Khi giặt quần áo sẽ thấy cặn trắng bám trên máy giặt, quần áo sau khi giặt sẽ có cảm giác khô cứng.
Sử dụng nhiều nước cứng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Sử dụng nhiều nước cứng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Tác hại của nước có tính cứng

Nước có tính cứng có chứa nhiều các ion nếu sử dụng với lượng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của con người. Thêm vào đó, loại nước này cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của các loại vật dụng trong gia đình. Dưới đây là một số tác hại của loại nước này:

  • Tác hại đến mái tóc: Nước cứng là nước có chứa các ion canxi và magie, do vậy khi gội đầu bằng loại nước này nó có thể khiến tóc bị rụng, xơ và nhanh chóng bị phai màu nếu nhuộm tóc.
  • Nước có tính cứng chứa các ion có hại tới làn da: Do vậy, sử dụng loại nước này để rửa mặt có thể gây ra tình trạng khô da, dị ứng và ngứa da. Nếu làn da của bạn nhạy cảm thì tác hại của nước đến làn da sẽ càng lớn hơn, nó có thể khiến bạn bị nổi mụn.
  • Ảnh hưởng tới các cơ quan bên trong cơ thể: Do có chứa các loại muối bicarbonat nên khi đi vào cơ thể nó sẽ phân hủy thành CaCO3. Muối CaCO3 không thể thẩm thấu qua thành ruột và động mạch sẽ tích tụ trong cơ thể và hình thành sỏi, các mảng xơ vữa gây sỏi thận, sỏi mật, tắc động mạch, tĩnh mạch…

Ngoài tác hại tới sức khỏe con người thì loại nước có chứa các ion canxi và magie này cũng có thể ảnh hưởng đến các loại vật dụng trong nhà. Cụ thể như nó có thể khiến ống dẫn nước thường xuyên bị tắc nghẽn do mảng bám từ các loại khoáng chất có trong nước bị tích tụ trong lòng ống. Cốc chén, ấm siêu tốc cũng bị đóng cặn trắng và mảng bám dày rất kém vệ sinh. Loại nước này cũng làm hỏng các dung dịch pha chế do sự tương tác của các thành phần trong nước với thành phần của dung dịch pha chế.

Gội đầu bằng nước chứa nhiều gốc muối có thể khiến tóc xơ rối
Gội đầu bằng nước chứa nhiều gốc muối có thể khiến tóc xơ rối

Một số cách làm mềm nước hiệu quả

Có thể nhận thấy nước chứa nhiều ion canxi và magie đem lại nhiều phiền toái về sức khỏe lẫn sinh hoạt của bạn. Do vậy, bạn nên áp dụng các biện pháp xử lý để chúng trở thành nước mềm. Tùy vào loại nước có tính cứng khác nhau mà bạn có thể áp dụng các biện pháp khác nhau. Dưới đây là một số cách làm mềm nước hiệu quả:

Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp này sử dụng các hạt nhựa để trao đổi ion từ hạt nhựa với các ion tự do có trong nước. Natri và Kali vô hại với sức khỏe và có khả năng hòa tan hoàn toàn trong nước nên nó giúp thay thế canxi và magie. Phản ứng trao đổi Ca2+, Mg2+ trong nước hoán vị với Na+, K+ trong hạt nhựa sẽ giúp làm mềm nước nhưng không làm mất đi lượng muối khoáng cần thiết cho cơ thể.

Mặc dù phương pháp làm mềm nước này dễ áp dụng, tuy nhiên nó có thể làm tăng hàm lượng natri trong nước và gây nguy hiểm cho những người bị tăng huyết áp, bệnh thận…

Phương pháp hóa học

Phương pháp này sử dụng các hóa chất để tạo nên những phản ứng hóa học nhằm tạo ra các hợp chất không tan trong nước để làm mềm. Các loại hóa chất thường được sử dụng để làm mềm nước là: NaOH, Na2CO3, Ba(OH)2, Na3PO4… Phương pháp làm mềm nước này có nhược điểm là phải cân nhắc sử dụng loại hóa chất phù hợp để phản ứng hóa học có thể diễn ra. Ngoài ra, giá của các loại hóa chất cũng khá cao, do vậy nên cân nhắc tài chính của gia đình trước khi lựa chọn phương pháp làm mềm nước này.

Làm mềm nước bằng phương pháp nhiệt

Đun sôi nước là phương pháp làm mềm nước được sử dụng phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Dưới tác động của nhiệt, các hợp chất trong nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học:

– Ca(HCO3)2 => CaCO3 + H2O + CO2

– Mg(HCO3)2 => MgCO3 + H2O + CO2

Mặc dù phương pháp này rất dễ áp dụng, tuy nhiên nó chỉ có hiệu quả với nước có tính cứng tạm thời. Thêm vào đó, muối CaCO3 và MgCO3 bị kết tủa lắng xuống đáy ấm, có thể khiến thiết bị đun nước này nhanh hỏng. Nước được làm mềm theo cách này cũng chỉ nên sử dụng trong 24 giờ, nếu để nước càng lâu thì độ cứng của nước sẽ quay trở lại và tăng theo thời gian.

Đun sôi nước là cách đơn giản giúp làm mềm nước hiệu quả
Đun sôi nước là cách đơn giản giúp làm mềm nước hiệu quả

 Sử dụng máy lọc nước điện giải

Đây là phương pháp làm mềm nước được nhiều người tiêu dùng tham khảo, sử dụng. Máy lọc nước điện giải có bộ lọc nano với khe màng lọc siêu nhỏ sẽ giúp giữ lại lượng khoáng chất cần thiết trong nước, đồng thời loại bỏ những tạp chất có hại, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Ngoài ra nước được tạo ra từ máy lọc nước điện giải có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe như đặc tính chống oxy hóa, đặc tính kiềm và phân tử cực nhỏ. Do vậy, sử dụng nước được tạo ra từ máy lọc nước rất tốt cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về nước cứng và cách làm mềm nước hiệu quả. Loại nước này không an toàn nếu uống trực tiếp, do vậy bạn cần kiểm tra xem nước nhà mình có phải là loại nước có tính hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Ngày đăng 12:42 Chiều , 03/02/2023 - Cập nhật lúc: 12:42 Chiều , 03/02/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *