Tăng sức đề kháng cho bà bầu: Top 7 gợi ý không nên bỏ qua
Mang thai là thời điểm cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch cũng sẽ suy yếu do đó thường xuyên bị tấn công bởi các loại vi khuẩn. Việc tăng sức đề kháng cho bà bầu là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong suốt 9 tháng thai kỳ. Vậy làm thế nào để nâng cao sức đề kháng cho mẹ? Hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án cho câu hỏi này trong bài viết sau.
Vì sao khi mang thai mẹ bầu lại bị suy giảm sức đề kháng?
Hệ miễn dịch được ví như “tấm khiên chắn”, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố tấn công như vi khuẩn, virus. Vì vậy thiếu hàng rào này các cơ quan trong cơ thể sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.
Tuy nhiên một nghiên cứu được thực hiện tại đại học Stanford cho thấy, hệ miễn dịch của người mẹ sẽ thay đổi đáng kể trong thời kỳ mang thai. So với phụ nữ thông thường, bà bầu sẽ dễ bị nhiễm trùng và lây bệnh hơn. Ngoài lý do về nội tiết tố thay đổi, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra hệ thống miễn dịch của mẹ bầu thường bị kìm nén đáng kể trong thai kỳ do ngăn cơ thể không từ chối thai nhi. Cụ thể một vài thành phần của hệ miễn dịch sẽ được tăng cường, một vài thành phần khác sẽ bị hạn chế nhằm giúp bảo vệ em bé khỏi những yếu tố tấn công. Sự thay đổi này cũng sẽ giúp bảo vệ thai nhi khỏi những phản ứng đến từ cơ thể mẹ. Bởi theo lý thuyết, hệ miễn dịch của bạn sẽ phản ứng với em bé như một yếu tố ngoại lai. Tuy nhiên trong trường hợp này, hệ miễn dịch sẽ tự nhận diện em bé là một phần của cơ thể và không tấn công.
Hệ quả là sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm nghiêm trọng. Mẹ bầu có nguy cơ đối mặt với các vấn đề về sức khỏe như:
- Nhiễm trùng: Sức khỏe của mẹ bầu dễ bị đe dọa bởi các loại vi khuẩn, virus như viêm gan A, mụn rộp, sốt rét, bại liệt,…
- Viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ: Số liệu thống kê cho thấy, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị 2 chứng bệnh này cao hơn bình thường do hệ miễn dịch suy yếu.
- Dễ bị tăng huyết áp: Hệ miễn dịch suy yếu có thể khiến cơ thể phản ứng với các kích thích, từ đó gây tăng đường huyết.
- Cảm lạnh và cúm: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu rất khó có thể chống lại những tác nhân cảm lạnh và cúm.
Vì vậy trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt. Không chỉ vì sức khỏe của mình mà còn đảm bảo cả sự an toàn và phát triển của thai nhi.
Bỏ túi những cách tăng sức đề kháng cho bà bầu hiệu quả
Hệ miễn dịch khỏe không những đảm bảo sức khỏe mẹ tốt mà còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là những cách tăng sức đề kháng cho bà bầu được các chuyên gia khuyên dùng:
Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý
Theo các chuyên gia khoa sản, chế độ ăn thai kỳ là yếu tố quan trọng giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu chứng ốm nghén có thể khiến mẹ bầu cảm thấy chán ăn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn, tránh sử dụng những đồ ăn nặng mùi. Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu như:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Theo nghiên cứu khoa học, việc bổ sung vitamin C thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra hoạt chất này còn giúp ích cho quá trình phát triển phổi của thai nhi. Do đó, trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm như cam, chanh, ớt chuông, ổi, dâu tây,…
- Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A có tác dụng rất tốt cho sự phát triển hình thái và chức năng của thai nhi. Không chỉ thể, hoạt chất này còn liên quan đến hệ thần kinh trung ương và xương khớp của bé. Việc bổ sung vitamin A thường xuyên sẽ giúp mẹ phục hồi thể chất và tăng sức đề kháng sau sinh. Các loại rau, củ, quả giàu Vitamin A như sữa chua, gan, dầu cá, đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô,…
- Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: Lợi khuẩn là những vi sinh vật có lợi cho sức khỏe, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm thiếu rối loạn tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho bà bầu. Ngoài ra thực phẩm này còn giúp thức ăn di chuyển trơn tru hơn ống tiêu hóa, khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón, từ đó giúp cơ thể mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn gồm sữa chua, kim chi, dưa muối, các loại phô mai và đồ uống lên men.
- Thực phẩm giàu sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng giúp hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch. Việc bổ sung sắt cũng sẽ giúp thai nhi phát triển thể lực và trí tuệ rất tốt, hạn chế nguy cơ sinh non, băng huyết. Các chuyên gia cho biết, khi mang thai cơ thể mẹ cần khoảng 30mg mỗi ngày, gấp đôi lượng sắt cần thiết ở người bình thường. Do đó khi mang bầu mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như tim, gan, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, bí ngô, bông cải,…
Bên cạnh những thực phẩm cần tăng cường, mẹ bầu cũng cần hạn chế những loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe như:
- Rau ngót: Thành phần trong rau ngót chứa nhiều Papaverin gây co thắt tử cung. Do đó khi mẹ ăn nhiều thực phẩm này thai nhi có thể bị sảy hoặc sinh non.
- Rau răm: Các thành phần trong rau răm cũng không tốt cho hệ miễn dịch của mẹ và có thể gây sảy thai ngoài ý muốn.
- Dứa: Dứa chứa nhiều enzyme bromelain gây kháng viêm và rất độc cho thai.
- Các loại thịt hoặc trứng sống: Những loại thực phẩm này không những dễ bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức đề kháng mà còn tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
- Rượu, bia, thuốc lá: Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ khi mang bầu. Lý do là bởi có có thể khiến sức đề kháng của mẹ suy giảm và ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Ngủ nghỉ đủ giấc
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi do đó cần ngủ nghỉ nhiều hơn để hồi phục sức khỏe và tăng cường miễn dịch. Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên dành 8-10 tiếng để ngủ nhằm giúp cơ thể phục hồi năng lượng hiệu quả.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn cho thai nhi và tăng sức đề kháng cho bà bầu bạn cũng nên duy trì tư thế ngủ đúng cách. Cụ thể:
- Chọn tư thế ngủ nằm nghiêng về 1 bên để giúp giảm áp lực lên tử cung và mẹ dễ thở hơn.
- Nên nghiêng mình qua bên trái vì tư thế này giúp tiếp thêm dinh dưỡng đến nhai thai. Đồng thời giúp tử cung không bị đè lên gan, giảm áp lực dưới chân và lưng mẹ bầu.
- Gác chân cao và nằm đầu cao sẽ giúp mẹ tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt từ tháng thứ 4 trở đi, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch như chuột rút, trào ngược. Do đó nên chọn những chiếc gối cao tạo với góc giường 1 góc 20 độ để giảm áp lực.
Đi bộ và vận động nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng cho bà bầu
Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu vẫn cần vận động thường xuyên để tăng sức đề kháng. Theo các chuyên gia, việc vận động đúng cách sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và con, giúp cung cấp năng lượng, cải thiện lưu thông máu và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, các bài tập hợp lý còn giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thai sản, giúp mẹ có đủ sức khỏe chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở.
Các nhà khoa khoa của Đại học Michigan đã chỉ ra việc kết hợp thể dục khi mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp chỉ số IQ của trẻ tăng lên 14 điểm. Lý do là bởi khi tập luyện các nhóm cơ lớn sẽ kích thích sự phát triển của neuron thần kinh, giúp tăng lượng máu lên não.
Tuy nhiên trong giai đoạn này mẹ không nên chọn những bài tập quá nặng, việc tập luyện cần được sự hướng dẫn của các chuyên gia có kinh nghiệm.
Hạn chế căng thẳng, stress
Căng thẳng stress trong thời kỳ mang thai không những ảnh hưởng đến sức đề kháng của mẹ bầu mà còn gây nguy hiểm tới thai nhi.
Theo các chuyên gia, khi mang thai nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng thì nguy cơ sinh non là rất cao. Không những thế em bé sinh ra còn nhẹ cân, kém phát triển về trí nào, có nguy cơ mắc các bệnh lý về tai, tiêu hóa, hô hấp, xương khớp, rối loạn mất kiểm soát.
Vì vậy trong suốt 9 tháng thai kỳ nhất là 3 tháng tam nguyệt đầu và cuối mẹ bầu nên giữ cho tâm trạng mình luôn thoải mái, lạc quan. Bạn có thể chia sẻ với người thân, bạn bè và đồng nghiệp những khó khăn đang gặp phải để giảm bớt áp lực và siêu nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng thường xuyên nên giao lưu, trò chuyện với người thân và tham gia các hoạt động dã ngoại bổ ích để cuộc sống thoải mái hơn.
Tiêm phòng trước khi mang bầu
Một trong những cách tăng sức đề kháng cho bà bầu hiệu quả và đơn giản nhất chính là tiêm phòng trước khi mang bầu. Cụ thể khi mang thai hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ kém hoạt động, nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm cũng vì thế mà tăng lên. Chính vì vậy việc tiêm phòng trước mang thai sẽ giúp mẹ và bé hạn chế được những rủi ro không đáng có trong 9 tháng thai kỳ.
Ngoài ra việc tiêm phòng đầy đủ cho người mẹ cũng sẽ giúp trẻ sau sinh được hưởng hệ miễn dịch thụ động từ sữa. Vì thế trước khi có ý định mang thai, mẹ bầu nên có kế hoạch chích ngừa những mũi tiêm cần thiết như: Cúm, viêm gan B, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella,… Trong trường hợp đã có thai nhưng chưa tiêm phòng, mẹ bầu vẫn có thể bổ sung thêm một số loại vắc xin theo chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho bà bầu
Ngoài ra, bổ sung vitamin và thuốc bổ ngay từ những tháng đầu cũng là cách tăng sức đề kháng cho bà bầu hiệu quả. Theo đó, mẹ nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như:
- Sắt: Là thành phần quan trọng trong máu có nhiệm vụ mang oxy đi khắp cơ thể mẹ và thai nhi. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng có thể hấp thụ sắt từ thức ăn hiệu quả do đó việc bổ sung thuốc sắt là điều hết sức cần thiết. Mẹ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và nên uống sắt trước bữa ăn từ 1-2 giờ. Chú ý sắt sẽ được hấp thụ tốt hơn khi mẹ ăn nhiều những thực phẩm chứa Vitamin C.
- Canxi: Khi mang thai sức đề kháng của mẹ bầu yếu đi cũng là lúc hệ xương khớp bị ảnh hưởng. Do đó nếu không đủ canxi cho sự hình thành và phát triển của con nhỏ cơ thể mẹ sẽ bị rút hết. Việc bổ sung canxi cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, mỗi ngày từ 1000-1200mg.
- Acid Folic: Đây là dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển của tế bào. Do đó khi mang bầu để tăng sức đề kháng và đảm bảo an toàn cho thai nhi mẹ nên bổ sung khoảng 400cmg/ ngày.
Bổ sung nước ion kiềm, đặc biệt là nước ấm
Bổ sung nước đặc biệt là nước ấm là cách làm đơn giản giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu hiệu quả.Lý giải điều này các chuyên gia cho biết, nước ấm giúp phòng tránh các bệnh từ virus rất tốt. Khi có đủ nước, các bạch cầu trong cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chiến đấu với những tác nhân bên ngoài. Do đó trong thời điểm nội tiết tố có nhiều thay đổi, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung nước để sức đề kháng được cải thiện hơn.
Ngoài ra để bớt sự nhàm chán mẹ bầu có thể pha nước ấm với dịch chiết của một số loại thảo dược giàu tinh dầu như húng chanh, quất, gừng,…
Đặc biệt nếu có điều kiện mẹ bầu nên trang bị cho mình và gia đình một chiếc máy điện giải để lọc nước ion kiềm. Bởi theo các chuyên gia, nước ion kiềm là loại nước được tạo ra từ công nghệ điện phân có kích thước siêu nhỏ, giúp thẩm thấu nhanh chóng vào các tế bào. Từ đó hỗ trợ bù khoáng, bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng cho bà bầu hiệu quả. Bên cạnh đó, nước ion kiềm còn là loại được lọc sạch toàn bộ tạp chất và bụi bẩn, giữ được các khoáng chất tự nhiên nên rất có lợi cho quá trình phát triển của thai nhi. Loại nước cũng rất giàu hydrogen – hoạt chất chống oxy hóa cực mạnh nên có thể giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm.
So với nước ion kiềm đóng chai thì nước được tạo ra trực tiếp từ máy điện giải có nhiều tác dụng vượt trội hơn cả. Thứ nhất, người dùng sẽ có thể hấp thụ hoàn bộ hydrogen trong nước mà không sợ bốc hơi sau thời gian dài lưu trữ. Thứ hai, nước ion kiềm được tạo ra từ máy điện giải sẽ hạn chế được những ảnh hưởng của nhựa tới sức khỏe. Nhanh tay liên hệ với Vua Điện Giải- đơn vị phân phối máy lọc nước ion kiềm số 1 tại Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ dòng máy phù hợp.
Việc tăng sức đề kháng cho bà bầu là yếu tố quan trọng để tạo tiền đề phát triển cho con. Do đó ngay từ những tháng đầu mẹ nên theo dõi sát các dấu hiệu của cơ thể để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Sản phẩm chính hãng, mẫu mã đa dạng.
- Chuyên gia sức khỏe đồng hành 24/7.
- Quy trình test nước 9 bước độc quyền.
- Lắp đặt và tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Nhật.
- Bảo hành chính hãng, bảo dưỡng trọn đời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!