Top 6 cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa hoàn thiện. Vậy làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi những yếu tố tấn công như vi khuẩn, virus. Dưới đây là 6 cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh được các chuyên gia khuyên dùng.

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những năm tháng đầu đời

Cho trẻ bú sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời là cách giúp bảo vệ con tốt nhất. Theo các chuyên gia sữa mẹ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của con trẻ. Khi cho con bú, mẹ sẽ chia sẻ một phần miễn dịch thông qua các kháng thể trong sữa. Đây là điều tuyệt vời giúp bé phát triển trong những năm tháng đầu đời khi hệ miễn dịch tự nhiên chưa hoàn thiện.

Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là bước cần thiết cho sự phát triển đường ruột của trẻ. Lý do là bởi sữa mẹ chứa rất nhiều vi sinh vật có lợi giúp hệ tiêu hóa và đường ruột của bé luôn khỏe mạnh.

Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh là có tác dụng trọng việc phòng chống các bệnh viêm nhiễm như tiêu chảy, viêm phổi, dị ứng, viêm tai và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khi trưởng thành.

Vì vậy để đảm bảo tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh mẹ nên để con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Thời gian bú mỗi bữa trung bình là 15-20 phút và tiến hành cai sữa khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn nếu có thể.

Cho bé tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng vắc xin cũng cách giúp tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Khi tiêm vắc xin, các kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh sẽ được đưa vào cơ thể trẻ, kích thích hệ miễn dịch sản xuất các kháng thể. Những kháng thể này sẽ tồn tại trong máu để chống lại những tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau.

Vì vậy đây được coi là biện pháp tối ưu và hiệu quả mà các cha mẹ nên làm. Cụ thể một số mũi tiêm mà cha mẹ cần tiến hành gồm:

  • Vắc xin 6 trong 1: Bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt.
  • Vắc xin PCV: Có tác dụng phòng ngừa bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn.
  • Vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cấp: Có tác dụng giúp trẻ không bị nhiễm Rotavirus.
  • Vắc xin phòng viêm não mô cầu: giúp phòng chống bệnh viêm não do vi khuẩn não mô cầu gây nên.
  • Vắc xin MMR: giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, quai bị và Rubella.

Việc tiêm phòng vắc xin là cách tốt nhất để tăng sức đề kháng cho bé dưới 1 tuổi. Tuy nhiên cha mẹ không nên lạm dụng nhất là các loại thuốc kháng sinh. Vì sử dụng nhiều có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, khiến cơ thể không đủ sức để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng không chỉ là yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn quyết định đến hệ miễn dịch và sức đề kháng. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé bổ sung các dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Ngoài ra đây cũng là nền tảng để hệ miễn dịch được hoàn thiện, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của các bé cần đảm bảo đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất như chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên tăng cường cho bé ăn rau xanh và trái cây trong những bữa dặm, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt. Bên cạnh đó khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cũng nên chú trọng việc cung cấp dinh dưỡng để bé mau khỏi, không nên kiêng khem quá mức khiến bé bị mất sức, cơ thể càng yếu ớt hơn.

Bổ sung thực phẩm đa dạng cho bé trong chế độ ăn dặm mỗi ngày
Bổ sung thực phẩm đa dạng cho bé trong chế độ ăn dặm mỗi ngày

Một số nhóm thực phẩm tốt cho sức đề kháng của trẻ nhỏ gồm:

  • Rau, củ quả: Với trẻ bước sang tuổi ăn dặm, mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn các loại trái cây và rau củ. Đây là nhóm thực phẩm nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng. Cụ thể mẹ nên tăng cường cho bé ăn bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, cam,…
  • Sữa chua: Chứa men vi sinh nên giúp cân bằng hệ tiêu hóa của rất hiệu quả. Việc bổ sung sữa chua được coi là giải pháp đơn giản để tăng sức đề kháng trong giai đoạn giao mùa. Tuy nhiên mẹ không nên quá lạm dụng vì nếu ăn nhiều trẻ có thể gặp tác dụng phụ.
  • Các loại đậu và ngũ cốc: Chứa hàm lượng khoáng chất dồi dào đậu và ngũ cốc là nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Ngoài ra nhờ có axit béo Omega 3 nên nhóm thực phẩm này rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, hỗ trợ tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu vitamin: Vitamin A, C, E là nhóm thực phẩm rất tốt cho hệ miễn dịch và sự phát triển của các tế bào. Việc bổ sung các loại vitamin này thường xuyên sẽ giúp cơ thể chống được sự tấn công của vi khuẩn, hồi phục tế bào tổn thương nhanh chóng. Do đó để tăng cường sức đề kháng cho trẻ 3 tháng tuổi trở nên mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm như cà rốt, thịt đỏ, gan động vật, lòng đỏ trứng, hàu,…

Cho trẻ ngủ đủ giấc – Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Ngủ ngon, ngủ đủ là cách tốt nhất để cơ thể và não bộ của trẻ phát triển. Đây cũng là cách giúp nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho bé. Theo các chuyên gia, chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường ngắn hơn so với người lớn. Trẻ thường ngủ liên tục thậm chí có bé ngủ 20 giờ/ ngày và chỉ thức dậy khi có nhu cầu ăn uống. Khi được 6-8 tuần trẻ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều về ban đêm, tuy nhiên một số trẻ lại có tình trạng thức nguyên đêm và ngủ nguyên ngày. Việc rối loạn chu kỳ giấc ngủ không những gây khó khăn cho quá trình phục hồi năng lượng ở trẻ mà còn khiến cuộc sống của cha mẹ bị đảo lộn. Vì vậy để tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh cha mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Nên cho bé ăn hoặc bú nhiều hơn vào buổi chiều để bé không bị đánh thức vào buổi tối vì cơn đói. Ngoài ra khi tối đến cha mẹ cũng không nên cho bé hoạt động quá nhiều khiến bé thường xuyên giật mình, thức giấc khi đang ngủ.

Tăng cường vận động cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc cho trẻ ngủ đủ giấc, cha mẹ cũng nên tăng cường vận động cho con. Đối với trẻ sơ sinh việc vận động thường xuyên không những giúp dưỡng chất lưu thông dễ dàng, tăng khả năng hấp thụ và phát triển toàn diện về trí não. Theo các nhà khoa học, để tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh ngay từ nhỏ cha mẹ nên lưu ý đến những vấn đề như:

  • Ở giai đoạn trẻ biết lẫy, phần lớn thời gian của con là ăn và ngủ do đó các bài tập vận động thể chất nên xen kẽ vào thời điểm sau bữa ăn khoảng 30 phút để tránh bị ọc hoặc trớ sữa.
  • Ở giai đoạn bé 0-1 tháng tuổi: Cha mẹ nên thực hiện một số bài tập đơn giản như bế con đi thường xuyên trong nhà, để con nằm nguyên, thay đổi tư thế, ghé mặt cách bé rồi gọn tên và xoa đầu nhẹ nhàng.
  • Khi bé được 1 tháng tuổi, thời gian thức của con có thể từ 15-30 phút. Do đó mẹ có thể tranh thủ cho con nằm sấp sau bữa ăn tầm 30 phút, để các đồ chơi trước mặt để kích thích con tập với.
  • Đối với trẻ 2 tháng tuổi mẹ có thể để con nằm ngừa rồi dùng 2 tay đỡ đầu và cổ, từ từ nâng bé dậy ở tư thế ngồi để kích hoạt phản xạ cho bé.
  • Khi bé 3 tháng tuổi mẹ có thể sử dụng đồ chơi có tiếng kêu hoặc chuông treo cũi để kích thích khả năng cầm với của bé.
Vận động cũng là cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Vận động cũng là cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh bằng cách bổ sung dinh dưỡng cho mẹ

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh phần lớn là được nhận qua kháng thể từ sữa mẹ. Do đó việc bổ sung dinh dưỡng là điều hết sức cần thiết cho mẹ bầu. Bên cạnh các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như hải sản, thịt bò, thịt lợn, nấm, rau chân vịt,… các mẹ còn có thể bổ sung nước ion kiềm. Loại nước này giàu hydrogen có khả năng chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do hiệu quả. Đặc biệt với kích thước siêu nhỏ, nước ion kiềm có khả năng thẩm thấu vào tế bào nhanh chóng, giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến dư thừa axit. Theo các chuyên gia của Nhật, việc bổ sung nước ion kiềm thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, chống lại các tác nhân gây hại hiệu quả. Do đó ngay từ khi mang bầu hoặc đang cho con bú mẹ nên sử dụng loại nước này thường xuyên.

Ngoài ra khi pha sữa cho trẻ mẹ cũng có thể sử dụng nước ion kiềm để nâng cao khả năng hấp thụ cho trẻ. Tác dụng này đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh.

Với 6 cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh kể trên hy vọng các bậc phụ huynh sẽ biết cách bảo vệ con nhỏ khỏi những yếu tố tấn công nguy hiểm. Trường hợp thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, người lả đi cha mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ ngay để được tư vấn kịp thời.

Showroom 0969 56 8886
Ngày đăng 1:00 Chiều , 20/02/2023 - Cập nhật lúc: 4:35 Chiều , 20/02/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *