Top 10 thực phẩm có tính axit cao gây hại cho sức khỏe
Những thực phẩm có tính axit cao sẽ gây nguy hại như thế nào đối với cơ thể? Việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách trong thực đơn hằng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Vậy làm thế nào để giảm bớt tính axit trong thực phẩm hằng ngày? Cùng Vua Điện Giải tìm hiểu những thông tin trên.
Nguy hiểm khi sử dụng nhiều thực phẩm có tính axit cao
Rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng việc sử dụng quá nhiều thực phẩm có tính axit thường xuyên sẽ gây hại cho cơ thể. Theo thang đo độ pH thì cách tính thực phẩm có độ axit cao như sau:
- Độ pH từ 0 – <7 có tính axit.
- Độ pH =7 là trung tính, thường đo được ở nước lọc tinh khiết.
- Độ pH >7 – 14 có tính kiềm.
Trong cơ thể mỗi người, các cơ quan đều có độ pH riêng biệt và chúng thường thực hiện chức năng của mình để trung hòa độ pH ở mức lý tưởng. Nồng độ pH trong máu trung bình nên đạt từ 7.35 – 7.45.
Mọi thực phẩm khi được đưa vào cơ thể sẽ thực hiện chuyển hóa và tạo ra một lượng chất dư thừa gọi là “tro”. Chúng sẽ tạo thành tính axit khi gặp phải các chất lỏng có trong cơ thể. Từ đó, gây ra những phản ứng có hại cho sức khỏe con người.
Vậy, nguy hiểm khi sử dụng quá nhiều thực phẩm có nồng độ axit cao là gì?
- Ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit sẽ khiến nồng độ pH trong máu bị giảm xuống đáng kể, tạo axit dư thừa tích tụ. Để bù đắp cho việc này cơ thể phải lọc các khoáng chất chứa kiềm, đặc biệt là canxi, ngăn chặn chúng hấp thụ vào cơ thể. Do vậy, với những người sử dụng thực phẩm có tính axit thường xuyên sẽ có nguy cơ bị loãng xương và mắc các bệnh về xương khớp.
- Nồng độ axit trong cơ thể bị tích tụ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh gout, dạ dày, trào ngược, tiểu đường, tim mạch, huyết áp… Thậm chí có khả năng mắc ung thư, sỏi thận, tiểu đường type 2 và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
- Sự tích tụ axit quá nhiều trong cơ thể còn khiến đẩy nhanh quá trình lão hóa, ứ đọng độc tố và tiêu hóa kém, miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng.
Do vậy, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và trung hòa axit trong cơ thể, mỗi người nên bổ sung cho mình cẩm nang về danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm. Từ đó, biết cách hạn chế những thực phẩm gây hại và tăng cường các thức ăn giàu kiềm tốt cho sức khỏe.
Danh sách thực phẩm có tính axit cao
Như đã biết, thực phẩm mang tính axit cao sẽ cực kỳ gây hại cho cơ thể và khiến con người đứng trước nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau. Những thực phẩm có tính axit nên tránh trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày như:
1. Đồ ăn cay nóng và thức ăn nhanh
Thức ăn có tính cay, nóng, đồ ăn nhanh như pizza, hamburger, nước sốt chấm… vốn là những thực phẩm cực kỳ gây hại cho thực quản và niêm mạc dạ dày. Do tính cay, nóng từ những thực phẩm này gây ra có thể khiến người dùng khó chịu, xuất hiện triệu chứng trào ngược, ợ hơi mỗi khi ăn xong.
Theo các nghiên cứu độ pH của các loại nước chấm cay, tương ớt thường ở mức 2.8 – 3.7. Sử dụng quá nhiều có nguy cơ làm dư thừa axit, gây tổn thương cho dạ dày, ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa.
2. Cafe và các loại đồ uống chứa chất kích thích
Các loại đồ uống có chứa cafein, nước tăng lực… thường có tính axit cực mạnh khiến dạ dày khó chịu, gây nên tình trạng ợ nóng. Chúng khiến cho cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu và kích thích thực quản dẫn tới ợ chua, khó tiêu.
Độ pH ở một số loại đồ uống như: cafe (pH – 4), trà đen (pH – 4.9 – 5.5), nước tăng lực (pH – 3.4), trà xanh (pH – 7- 10).
3. Bạc hà là thực phẩm nên hạn chế sử dụng
Rất nhiều người lầm tưởng rằng bạc hà sử dụng để pha trà có thể làm dạ dày bớt khó chịu. Tuy nhiên, thực tế thì các nhà nghiên cứu đã chứng minh đây là thực phẩm mang tính axit có thể gây khó tiêu, ợ hơi, ợ chua. Độ pH của bạc hà là 6 – 7 và gây nguy hại đến sức khỏe nếu sử dụng với lượng quá nhiều.
Người dùng nên giảm sử dụng trà bạc hà và các món ăn chế biến từ loại thực phẩm này.
4. Cà chua là thực phẩm có tính axit cao cần tránh dùng nhiều
Độ pH của cà chua là 4.3 – 4.9, nước ép loại quả này có độ pH là 4.1 – 4.6. Vì vậy, khi sử dụng quá nhiều có thể gây ợ hơi, tích tụ axit trong bao tử.
Với người bị trào ngược do ăn quá nhiều cà chua có thể sử dụng kẹo để tăng tiết nước bọt giúp tạo ra tính kiềm. Trong nước bọt có độ kiềm giúp trung hòa axit, giảm tình trạng ợ hơi, trào ngược.
5. Rượu là thực phẩm có tính axit nên tránh
Không chỉ gây hại đến sức khỏe mà rượu và các loại đồ uống chứa cồn còn có tính axit cực kỳ mạnh. Uống rượu, bia nhiều dẫn tới ợ hơi, ợ nóng, khó chịu ở thực quản.
Những loại đồ uống này còn có nguy cơ làm tổn thương nghiêm trọng tới niêm mạc thực quản. Độ pH ở các loại rượu vang ở mức 2.5 – 4.5.
6. Đồ ăn giàu chất béo, chiên, rán
Nhóm thực phẩm có tính axit cao không thể không nhắc đến các đồ ăn giàu chất béo, đồ ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ… Chính những thực phẩm này gây nên sự tích tụ axit trong dạ dày dẫn tới tình trạng mất cân bằng độ pH trong cơ thể. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về mỡ máu, béo phì, khó tiêu. Những thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo được mọi người ưa chuộng hiện nay như: gà rán, khoai tây chiên, xúc xích chiên…
Độ pH ở một số thực phẩm có tính axit mạnh như: Phomai (5.1 – 5.9), bơ (6.7 – 6.9), sữa (4.1 – 5.3), thịt mỡ và thịt xông khói (5.8), sữa chua (4.4 – 4.6)…
Ngoài ra, các loại hạt nhiều dầu như điều (độ pH là 5.9), quả óc chó (độ pH là 5.4)… cũng nên hạn chế sử dụng để tránh axit dư thừa.
7. Nước ngọt có ga có tính axit cao
Nước ngọt có ga khiến nhiều người lựa chọn vì chống ngấy và uống ngon miệng. Tuy nhiên, chúng lại có tính axit cao gây nên tình trạng trào ngược và ợ hơi cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.
Những bong bóng do khí ga sẽ nở ra khi được đưa vào dạ dày và tạo áp lực lớn lên cơ thắt thực quản, đẩy axit quay ngược trở lại ống dẫn thức ăn. Độ pH có trong các loại nước uống có ga như: Coca-Cola (2.37), Fanta (2.82), Sprite (3.24).
8. Tỏi và hành tây là thực phẩm mang tính axit nên hạn chế sử dụng
Tỏi hay hành tây là những thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh dạ dày, trào ngược. Chúng có thể gây ra những triệu chứng như khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng, thậm chí là đau dạ dày… Độ pH của tỏi là 5.8 và của hành tây là 5.30 – 5.8.
9. Các loại quả nho, lựu, mận, dứa
Một số loại quả có tính axit mà người bị mắc chứng bệnh về đường ruột nên tránh như nho, lựu, mận, dứa, việt quất… Mặc dù đây là những loại quả dễ ăn nhưng có tính chua và nồng độ pH có thể khiến cho cơ thể tích tụ axit gây nên những triệu chứng khó chịu.
Độ pH của nho là 2.9 – 3.82, lựu 2.93 – 3.2, mận là 2.8 – 3.4, dứa có độ pH là 3.2 – 4.0, việt quất là 3.12 – 3.33…
10. Chanh là thực phẩm có tính axit cao
Chanh là một thực phẩm có vị chua, mang tính axit nhưng nếu biết sử dụng đúng cách nó cũng sẽ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng chanh không đúng thời điểm hoặc sử dụng quá nhiều có thể gây dư thừa axit, mất cân bằng pH trong cơ thể gây nên bệnh dạ dày.
Độ pH của chanh là 2.0 – 2.8 nên người mắc bệnh dạ dày cần hạn chế sử dụng loại quả này.
Cách giảm bớt tính axit trong thực phẩm
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mỗi người đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu ăn uống không đúng cách, thiếu khoa học và không biết kết hợp hài hòa các loại thực phẩm rất có thể sẽ khiến bản thân bị mắc bệnh.
Axit dạ dày cũng mang lại hiệu quả trong việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit cao khiến axit tích tụ sẽ gây nên các triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, viêm loét dạ dày, trào ngược… Để làm giảm bớt tính axit trong các loại thực phẩm người bệnh có thể áp dụng một số cách làm sau đây:
- Sử dụng nhiều thực phẩm có tính kiềm để làm trung hòa axit trong dạ dày. Một số thực phẩm có tính kiềm cao như: rau xanh lá, các loại rau họ cải, củ cải đường, cần tây, súp lơ, ngũ cốc, bánh mì nguyên cám…
- Uống nước điện giải ion kiềm tươi trực tiếp từ các máy lọc nước điện giải để hấp thụ tính kiềm tự nhiên một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, nước giàu kiềm tự nhiên khi được đưa vào cơ thể không cần phải chuyển hóa, dễ dàng thẩm thấu vào các tế bào, trung hòa axit trong cơ thể.
- Nên uống đủ nước, mỗi ngày nên uống từ 1.5 – 2 lít nước để giảm nồng độ axit.
- Hạn chế thức khuya, stress sẽ giúp cơ thể giảm được tình trạng tiết dịch axit ở dạ dày.
- Trong quá trình ăn uống nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực lên dạ dày, hạn chế co bóp quá mức dẫn tới tăng tiết dịch axit.
- Chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no và mặc quần áo ôm sát khi đang ăn để hạn chế trào ngược, ợ hơi…
- Cần tránh xa các đồ uống gây hại cho cơ thể và dạ dày như đồ uống chứa cồn, nước ngọt có ga…
Trên đây là danh sách 10 loại thực phẩm có tính axit cao cần tránh trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Đồng thời, các chuyên gia cũng hướng dẫn cách giảm bớt tính axit trong thực phẩm bằng những việc làm đơn giản. Để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe hiệu quả, mỗi người cần tự biết cách sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!