Uống Nước Điện Giải Sau Tiêm Và Cách Xử Lý Một Số Phản Ứng Thông Thường 

Sau khi tiêm vaccine Covid-19, bạn nên uống nước điện giải sau tiêm và chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng để cơ thể hồi phục nhanh chóng, khỏe mạnh. Khi tiêm vaccine, tùy theo cơ địa của từng người sẽ có các phản ứng ở mức độ khác nhau như: Đau và sưng chỗ tiêm,  sốt nhẹ và đau nhức cơ thể. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 1 đến 2 ngày. Để giảm tình trạng khó chịu này cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi. 

Bổ sung nước cho cơ thể

Sau khi tiêm vaccine Covid-19 thường có dấu hiệu sốt, đau ở vết tiêm, mỏi cơ thể. Vì thế, cần phải bổ sung nước cho cơ thể, nhất là vào những ngày nắng nóng. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước bưởi ép, nước cam… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

Người trưởng thành cần phải bổ sung khoảng 2,5 lít nước cho một ngày, trong đó nước uống phải bổ sung khoảng 1,2 đến 1,4 lít một ngày (tương đương với 6 đến 7 cốc nước), còn lại là nước được đưa vào cơ thể dưới các dạng như thức ăn và đồ uống.

Tiêm phòng vacxin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng bệnh hiệu quả
Tiêm phòng vacxin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng bệnh hiệu quả

Nên uống nước theo từng khung giờ, không nên uống quá nhiều cùng một lúc. Bổ sung nước vào cơ thể quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn, điều đó không làm chúng ta bớt khát mà thậm chí còn khát hơn trước. Uống nhiều một lúc làm cho lượng mồ hôi bài tiết ra nhiều hơn, cơ thể sẽ càng mệt mỏi hơn bởi vì mất quá nhiều chất điện giải. Do đó, hãy uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần phải uống, giúp giảm cơn khát tốt hơn.

Những chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng

Sau khi tiêm nếu như cảm thấy trong người mệt mỏi, chán ăn, bị sốt, sưng đau, cần phải chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp cua…, nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu trong trường hợp sốt cao, đau nhiều thì có thể uống thuốc hạ sốt và giảm đau.

Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, những chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng từ nguồn động vật và từ thực vật.

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng sau tiêm covit
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng sau tiêm covit

Ăn đủ theo nhu cầu, ăn đa dạng, ăn phối hợp từ 15 đến 20 các loại thực phẩm và nên thay đổi thường xuyên các bữa trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày cũng nên phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa các nguồn chất đạm của động vật và của thực vật. Tăng cường ăn vừng lạc, các hạt đậu, rau xanh và các loại hoa quả chín.

Chế độ ăn phải đảm bảo được đầy đủ nhu cầu về năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng. Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55% đến 65% tổng năng lượng của khẩu phần, còn phần còn lại là do chất béo cung cấp chiếm từ 20% đến 25% và còn lại 15%đến 20% là từ chất đạm.

Thực phẩm phải tươi sống, không nên ăn thịt gia cầm, gia súc chết do các bệnh nhiễm bệnh. Ăn chín, uống sôi, không ăn các loại thực phẩm chưa chín như món tái, món gỏi, tiết canh, trứng ốp la, hay trứng sống…

Vệ sinh dao thớt đĩa và rửa tay bằng xà phòng trước, trong và sau khi chế biến các món thực phẩm.

Những cách xử trí về các phản ứng thông thường

Những phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm chính là sốt nhẹ, vết tiêm nổi mẩn, mưng mủ. Tùy theo cơ địa của từng người, của từng loại vaccine, sẽ có những phản ứng khác nhau. Vì vậy, sau khi tiêm vaccine, cần phải ở lại điểm tiêm ít nhất là 30 phút để theo dõi mạch, nhiệt độ và huyết áp, sau đó phải tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu như có những biểu hiện bất thường thì cần phải thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế.

Sốt là phản ứng thông thường sau tiêm
Sốt là phản ứng thông thường sau tiêm
  • Sốt: Đây chính là một phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm. Đây cũng chính là cách để cho cơ thể phản ứng được với thuốc và thường sẽ tự khỏi sau tiêm 1-2 ngày. Nếu như sốt đau, có thể sử dụng thuốc hạ sốt chống viêm. Trường hợp, sốt không thuyên giảm (trên 39 độ C), thì phải liên hệ với cơ sở y tế ngay để được tư vấn kịp thời nhất.
  • Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Tình trạng này có thể tồn tại trong một vài ngày, hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không quá đáng ngại. Có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau nhanh hơn.
  • Dị ứng: Sau khi tiêm, bạn có thể nổi những vết ban mề đay hoặc bị ngứa toàn thân… Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Nếu như cơ thể cảm thấy khó chịu thì phải tham vấn ý kiến của bác sĩ, dùng thuốc chống dị ứng, thậm chí là phải nhập viện.

Trước khi tiêm vaccine phòng chống COVID-19

Trước khi đi tiêm chủng khoảng 30 phút hãy cho trẻ uống 1 cốc nước chanh đường hoặc nước cam vắt… Đó chính là những thức uống có thể làm dịu sự căng thẳng tinh thần cho trẻ, làm tăng đề kháng sức khỏe, đồng thời chanh còn có tác dụng làm giải nhiệt, giảm đau, chống viêm, làm giảm sự oxy hóa.

Sau khi tiêm vaccine phòng chống COVID-19

Sau khi tiêm, trẻ thường đau cho nên hay quấy khóc, nũng nịu, mệt, phần lớn trẻ không có triệu chứng gì nhưng vẫn thường làm nũng với người thân. Chính vì vậy, khi các bé đi tiêm về, phụ huynh cần quan tâm, hỏi han sức khỏe của trẻ và chăm sóc trẻ trong trường hợp trẻ mệt mỏi. Dưới đây là 2 loại nước uống có tác dụng giảm tác dụng phụ của người bệnh sau khi tiêm phòng COVID-19, đặc biệt với trẻ từ 5 đến 12 tuổi.

Lưu ý: Nước dừa có thể gây ra hiện tượng đầy bụng, chướng bụng, thậm chí đi ngoài… ở một số trẻ, nên nếu như trẻ uống gặp các tình trạng này thì không dùng.

Cần phải theo dõi trẻ, nếu như thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, tê môi, lưỡi, phát ban, mệt xỉu… cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời nhất.

Uống nước điện giải sau tiêm có phải loại nước tốt không?

Với các bệnh nhân F0 thì việc phải uống bù nước và điện giải là vô cùng cần thiết và quan trọng. Khi bị F0 phải điều trị tại nhà, người bệnh sẽ được khuyên uống nước nhiều hơn để có thể bù lại được lượng nước mà cơ thể bị mất do sốt, tiêu chảy, vã mồ hôi, nôn và thở nhanh… Vậy, F0 nên uống nước gì để có thể bù được lượng nước đã mất?

Nước dừa – uống nước điện giải sau tiêm bổ sung điện giải tại nhà

Nước dừa tự nhiên chính là một loại nước uống có tác dụng để giải khát và vô cùng bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, vitamin rất tốt cho sức khỏe. Các khoáng chất có trong nước dừa như kali, natri, canxi, magie, selen, đồng, kẽm… vô cùng phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch có trong tế bào. Hàm lượng kali vô cùng dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải cũng như tối ưu hệ tuần hoàn, hệ thần kinh trong cơ thể người,  hệ miễn dịch cũng như có thể hỗ trợ được việc hấp thụ và điều tiết các chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Nước dừa là nước uống điện giải sau tiêm
Nước dừa là nước uống điện giải sau tiêm

Vì vậy, nước dừa thường được dùng uống để bù nước hiệu quả nhằm bổ sung các chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp đã bị bài tiết qua mồ hôi, bị mất nước do sốt, tiêu chảy… Tuy nước dừa là một loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp được nhiều khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường được hệ miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều. Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày còn phụ thuộc vào độ tuổi, vào tình trạng sức khỏe, mức độ để hoạt động và các yếu tố đi kèm theo khác của cơ thể. Với những người bình thường có thể sử dụng 1 đến 2 cốc mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Các trường hợp có các bệnh lý như huyết áp thấp, suy thận hoặc có chứng rối loạn điện giải thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Không dùng nước dừa cho một số trường hợp sau:

  • Người bị F0 đang điều trị tại nhà có biểu hiện như lạnh nhiều, ho thở, mệt mỏi, đờm nhiều, đờm loãng, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu…
  • Người bị COVID-19 biểu hiện như đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh, hạ huyết áp…
  • Người béo phì bị COVID-19 tiêu hóa kém, hay đầy bụng, sau khi ăn thường mệt mỏi…
  • Người có đường huyết cao hay người hư nhược, già yếu…

Nước chanh – thức uống sẵn có tại nhà

Chanh có chứa nhiều chất vitamin C và các chất chống oxy hóa khác có thể giúp cho cơ thể tăng cường được hệ miễn dịch, trị chứng sốt, chứng viêm cho các bệnh nhân là F0 đang điều trị tại nhà hay háo, khát, có nhu cầu nước cao. Chanh có chứa rutin C vừa có tác dụng bền thành mạch máu, vừa làm giảm được các nguy cơ gây tai biến cho các bệnh nhân mắc bệnh nền. Nước chanh có chứa đường cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, làm giảm đi sự mệt mỏi, lợi tiểu, giúp tăng sự đào thải độc tố dành cho cơ thể.

Chanh cũng cung cấp nước cơ thể sau tiêm
Chanh cũng cung cấp nước cơ thể sau tiêm

Chanh có tác dụng làm tiêu đờm, nhầy, giảm ho là các triệu chứng mà các F0 thường hay mắc phải. Chanh làm cho đờm bị loãng ra, dễ khạc, làm giảm mạnh các triệu chứng gây khó thở của các bệnh nhân. Với các bệnh nhân F0 thì việc bù nước và điện giải chính là rất cần thiết và quan trọng. Việc uống nước chanh đường rất dễ sử dụng, lợi ích kép cho nên chúng ta cần cân nhắc sử dụng.

Tuy nhiên, bệnh nhân F0 có bệnh lý nền là đái tháo đường nên hạn chế được lượng đường cho thêm vào trong nước chanh. Ngoài ra, có thể pha nước chanh muối hoặc nước chanh, gừng, mật ong cũng rất tốt cho sức khỏe. Có thể uống 1 ly nước chanh sau bữa ăn (sáng, trưa, tối) khoảng 1,5 đến 2 tiếng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiêu hóa được thức ăn. Hoặc cũng có thể uống nước chanh pha mật ong vào mỗi buổi tối. Nhưng chỉ nên uống 1 ly vào trước khoảng từ 8 đến 9h tối, không nên uống quá muộn sẽ ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Theo đó, F0 điều trị tại nhà nên tăng cường việc sử dụng sữa mỗi ngày. Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do bị sốt, ho, mệt mỏi… bởi vì sữa có đủ các thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ vô cùng cân đối, dễ dàng tiêu hóa và hấp thu phù hợp với người bệnh. Đặc biệt đối với sữa năng lượng cao, làm cho cơ thể của người bệnh mau chóng phục hồi. Thay vì uống sữa, bạn cũng có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày để có thể cung cấp các lợi khuẩn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường được hệ miễn dịch.

Sữa cũng được xem là một loại nước điện giải
Sữa cũng được xem là một loại nước điện giải

Uống nước điện giải sau tiêm bằng nước mật ong pha gừng

Mật ong rất tốt cho sức khỏe và cũng là cách bổ sung, uống nước điện giải sau tiêm giúp cơ thể bớt mệt mỏi. Bởi vì cả hai đều có đặc tính là kháng khuẩn giúp tránh việc nhiễm trùng và các tế bào gây hại cho cơ thể. Khi mật ong kết hợp với gừng sẽ tạo nên một thức uống có công dụng chống dị ứng và có thể chữa lành được vết thương trên cơ thể, tốt cho người bệnh F0 điều trị tại nhà. Theo như nhiều nghiên cứu, hợp chất gingerol và shogaol có trong gừng đóng vai trò là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng để kháng khuẩn, chống viêm. Bên cạnh đó, thành phần dưỡng chất và hàm lượng vitamin dồi dào có trong mật ong cũng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, làm tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ được quá trình trao đổi chất và thúc đẩy nhanh chóng sự vận động của tế bào.

Với tính ấm và khả năng làm sát khuẩn cao, gừng ngâm với mật ong sẽ giúp cho cơ thể chống lại được các virus gây bệnh, giúp làm ấm cho cơ thể, cải thiện được hệ miễn dịch và cung cấp cho các dưỡng chất cũng như vitamin dành cho cơ thể. Nếu như không có sẵn gừng, có thể uống mật ong riêng pha với nước ấm. Tiêu thụ nước mật ong trước khi đi ngủ có thể cải thiện được giấc ngủ cho người bệnh F0 điều trị tại nhà, và nó cũng có đặc tính giúp kháng khuẩn và cải thiện được phản ứng miễn dịch.

Dung dịch oresol

Với những trường hợp F0 điều trị tại nhà, nếu như có sốt thì nên bù nước và chất điện giải cho người bệnh bằng đường uống. Bên cạnh nước lọc, nước trái cây, cũng có thể sử dụng dung dịch oresol pha với đúng liều lượng cho người bệnh uống thay cho nước lọc, nước hoa quả.

Khi pha, cần phải làm theo đúng như hướng dẫn. Kiểm tra gói để biết được hướng dẫn sử dụng và có thêm một lượng nước sạch một cách chính xác nhất. Pha không đúng tỷ lệ nước như trong hướng dẫn có thể làm cho bệnh tiêu chảy bị nặng hơn. Chỉ cần hòa oresol với nước sạch để uống. Không được thêm oresol vào sữa, súp hay nước trái cây hoặc các loại nước ngọt. Không tự ý thêm đường hay bất kỳ những thành phần nào khác. Lượng nước điện giải cần phải bổ sung thay đổi khác nhau còn tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng bệnh như thế nào.

Uống nước điện giải sau tiêm là cách được nhiều người sử dụng hiện nay để hạn chế tình trạng sốt cũng như bù nước cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.

Showroom 0969 56 8886
Ngày đăng 9:07 Sáng , 03/02/2023 - Cập nhật lúc: 12:43 Chiều , 03/02/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *