Kali là gì? Vai trò của Kali và một số cách bổ sung an toàn, hiệu quả

Kali đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Kali có tính phản ứng vô cùng mạnh mẽ khi được hòa tan trong nước và nó như một chất điện phân trong cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vai trò của Kali và cách bổ sung Kali cho cơ thể đúng cách.

Kali là gì? Vai trò của Kali và cách bổ sung hiệu quả
Kali là gì? Vai trò của Kali và cách bổ sung hiệu quả

Kali là gì? Vai trò quan trọng của Kali với sức khỏe con người

Kali được cho là một khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người. Nó có tác dụng cân bằng độ pH và các chất dịch bên trong cơ thể. Kali giúp bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, gửi tín hiệu đến hệ thần kinh, phát triển cơ bắp… Chúng ta có thể tìm thấy Kali trong nhiều loại thực phẩm xuất hiện ở các bữa ăn hằng ngày như: Cá, ngao, cà chua, khoai lang, khoai tây, chuối…

Được biết, có tới 98% lượng Kali trong cơ thể được tìm thấy bên trong các tế bào. Trong đó bên trong các tế bào cơ chứa tới 80% lượng Kali của cơ thể và 20% còn lại trong hồng cầu, xương và gan. Kali đóng vai trò như một chất điện phân ở bên trong cơ thể, góp phần vào việc cân bằng chất dịch của cơ thể, điều khiển sự co thắt cơ bắp và xung thần kinh. Chính vì vậy, nếu cơ thể thừa hoặc thiếu Kali sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng khác của cơ thể.

Vai trò của Kali đối với sức khỏe con người là gì? Dưới đây là những tác dụng chính của khoáng chất này:

Kali giúp điều chỉnh cân bằng chất lỏng

Nước chiếm tới 60% trọng lượng của cơ thể và nó được tìm thấy trong dịch nội bào (ICF) với 40%, còn lại ở dịch ngoại bào (ECF). 2 loại khoáng chất quan trọng Kali và Natri có tác động rất lớn tới lượng nước ở ICF và ECF.

Theo đó, Kali quyết định lượng nước ở dịch nội bào (ICF) còn Natri quyết định lượng nước ở dịch ngoại bào (ECF). Khi đó, Natri và Kali được gọi là chất điện giải. Số lượng các chất điện giải cũng quyết định rất lớn đến lượng chất lỏng ở trong và ngoài các tế bào. Hiện tượng này người ta gọi là thẩm thấu. Khi ở điều kiện bình thường, sự thẩm thấu ở bên trong và bên ngoài các tế bào sẽ bằng nhau nhờ hiệu quả cân bằng chất lỏng của 2 khoáng chất Natri và Kali.

Tương ứng với việc đó, khi ở điều kiện không bình thường, nước sẽ phải di chuyển để cân bằng nồng độ điện giải. Tình trạng này có thể dẫn tới các tế bào bị co lại, phồng lên hoặc vỡ ra khi nước di chuyển.

Đây là lý do khiến con người phải tiêu thụ đúng hàm lượng khoáng chất Natri và Kali để đảm bảo việc cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Việc thiếu cân bằng sẽ khiến cơ thể bị mất nước, tác động tiêu cực tới tim, thận.

Vai trò của Kali đối với hệ thần kinh con người

Hệ thống thần kinh góp phần truyền tín hiệu từ não tới cơ thể, đảm bảo hoạt động được diễn ra thuận lợi dưới sự điều khiển của não bộ. Những tín hiệu đó được truyền dưới dạng xung thần kinh, tác động tới sự co thắt của cơ bắp, nhịp tim, sự phản ứng của các cơ quan khác của cơ thể. Xung thần kinh được tạo ra là nhờ sự di chuyển vào tế bào của các ion Natri và sự di chuyển ra của các ion Kali.

Chính sự chuyển động qua lại này của các ion Natri và Kali làm kích hoạt xung thần kinh. Do vậy, khi cơ thể bị thiếu Kali sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của xung thần kinh, tác động tới các chức năng khác của cơ thể.

Kali giúp tác động tới xung thần kinh
Kali giúp tác động tới xung thần kinh

Kali giúp điều chỉnh các cơn co thắt của tim và cơ bắp

Nồng độ Kali trong máu cao hay thấp đều có sự tác động trực tiếp tới xung thần kinh và ảnh hưởng tới việc điều chỉnh các cơn co thắt của tim, cơ bắp. Khoáng chất Kali góp phần quan trọng giúp mang lại một trái tim khỏe mạnh, điều hòa nhịp tim. Sự hoạt động bất thường của nhịp tim và cơ bắp phần lớn là do nồng độ Kali trong máu bị thay đổi.

Thực tế, đã ghi nhận rất nhiều trường hợp lượng Kali trong máu không đủ hoặc quá cao khiến cho nhịp tim không đều, rối loạn nhịp tim dẫn tới tử vong.

Ảnh hưởng đối với cơ thể khi thừa hoặc thiếu hụt Kali

Kali có tác động rất lớn đối với sức khỏe của con người. Việc thừa hay thiếu Kali đều dẫn tới những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tác động trực tiếp tới sức khỏe, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong. Một số dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết cơ thể đang bị thừa hay thiếu Kali như:

Dấu hiệu của thiếu Kali

Các triệu chứng của người bị thiếu Kali phải kể đến bao gồm:

  • Mức độ nhẹ: Các cơ đau nhức, mệt mỏi, viêm đường ruột, da có thể bị dị ứng, khô, phồng rộp, trầm cảm, lo âu, mất ngủ, đau chi dưới.
  • Mức độ nặng: Phản xạ chậm, thiếu tập trung, đau nhức khớp, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, tiêu chảy, dễ nhầm lẫn, không xác định được phương hướng…
  • Thiếu Kali trong khoảng thời gian dài: Rối loạn nhịp tim, rối loạn hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn là dẫn tới liệt cơ, thậm chí tử vong.

Dấu hiệu thừa Kali

Để biết được cơ thể có bị thừa Kali hay không bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau: Tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nhịp tim đập nhanh, tay chân bị tê, người bị thừa Kali nặng có thể gây ngừng tim, tử vong.

Người bị thiếu Kali có thể dẫn tới nguy cơ rối loạn nhịp tim
Người bị thiếu Kali có thể dẫn tới nguy cơ rối loạn nhịp tim

Cách bổ sung Kali cho con người hiệu quả

Sự thiếu hụt Kali thường hay xảy ra ở những nhóm đối tượng như: Người đang làm công việc đòi hỏi thể chất nhiều, người dùng thuốc lợi tiểu, người làm việc ở môi trường nhiệt độ cao, người bị rối loạn ăn uống, người lạm dụng rượu, chất kích thích, thuốc lá…

Việc bổ sung Kali là rất cần thiết đối với những người bị thiếu khoáng chất này. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá liều có thể gây ra nguy hiểm tới tính mạng. Liều bổ sung cho các nhóm đối tượng cụ thể như sau:

  • Trẻ em: 0 – 6 tháng tuổi (400mg/ ngày), 7 – 12 tháng (700mg/ ngày), 1 – 3 tuổi (3.000mg/ ngày), 4 – 8 tuổi (3.800mg/ ngày), 9 – 13 tuổi (4.500mg/ ngày), hơn 14 tuổi (4.700mg/ ngày).
  • Người lớn: Người trưởng thành trên 18 tuổi (4.700mg/ ngày), phụ nữ có thai (4.700mg/ ngày), phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú (5.100mg/ ngày).

Kali đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Việc thiếu hay thừa Kali đều dẫn tới những tác động vô cùng tiêu cực đối với cơ thể, thậm chí có nguy cơ gây ra tình trạng ngừng tim và tử vong. Trước thực trạng đó, các chuyên gia có đưa ra một số giải pháp giúp bổ sung Kali hiệu quả cho những người bị thiếu hụt Kali.

Bổ sung thông qua các thực phẩm giàu Kali

Thiếu Kali ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm tự nhiên có hàm lượng Kali dồi dào được các chuyên gia khuyên dùng như:

Các loại hạt giàu dinh dưỡng chứa hàm lượng Kali dồi dào như đậu phộng, hạt hạnh nhân…

  • Trái cây bao gồm bơ, chuối và các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi…
  • Các loại rau xanh như cải kale, bina, cần tây, bắp cải…
  • Khoai tây, khoai lang, các loại đậu, cà chua, ngao, cá…
  • Các loại thực phẩm khác như sữa, chocolate, sữa chua, ngũ cốc…
Bổ sung các loại thực phẩm giàu Kali
Bổ sung các loại thực phẩm giàu Kali

Bổ sung Kali bằng cách uống nước ion kiềm mỗi ngày

Nước ion kiềm được tạo ra bởi máy lọc nước ion điện giải ứng dụng công nghệ điện phân tiên tiến do tập đoàn OSG Nhật Bản phát minh. Đây là loại nước quý giá có lợi cho sức khỏe người dùng được Bộ Y tế Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng mỗi ngày. Chỉ cần uống từ 1.5 – 2 lít nước ion kiềm mỗi ngày sẽ có khả năng bảo vệ sức khỏe, tăng cường đề kháng, phòng bệnh tật và giúp chống lão hóa cực kỳ hiệu quả.

Nước ion kiềm có những đặc tính nổi bật nào có lợi cho sức khỏe con người, bổ sung hàm lượng Kali cần thiết và an toàn cho những người bị thiếu Kali? Bao gồm:

  • Tính giàu khoáng chất tự nhiên: Đây là đặc tính quan trọng giúp bổ sung khoáng chất tự nhiên có trong nước như Canxi, Kali, Natri, Sắt… cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Với công nghệ lọc thông minh cùng bộ lọc hiện đại giúp lọc sạch tạp chất độc hại nhưng vẫn giữ lại được hàm lượng khoáng chất có lợi. Nhờ thế, nước ion kiềm đặc biệt tốt cho những người đang bị thiếu hụt Kali.
  • Tính giàu kiềm: Nước ion kiềm với tính kiềm cao có khả năng trung hòa axit dư thừa, cân bằng độ pH trong cơ thể nhằm hỗ trợ phòng bệnh, bảo vệ đường tiêu hóa khỏe mạnh. Với những người mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa do thiếu Kali, do dư thừa axit… thì nước ion kiềm là lựa chọn sức khỏe lý tưởng, an toàn.
  • Tính chống oxy hóa mạnh mẽ: Khả năng làm giàu Hydro trong nước nhờ các tấm điện phân giúp nước ion kiềm có tính chống oxy hóa. Người dùng nước ion kiềm mỗi ngày không chỉ giảm nếp nhăn, chống tình trạng lão hóa, đẹp da mà còn ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật do gốc tự do gây ra. Đặc biệt hỗ trợ phòng và điều trị bệnh ung thư, tiểu đường, huyết áp, tim mạch…
  • Tính thẩm thấu cực kỳ nhanh: Phân tử nước ion kiềm có kích thước siêu nhỏ với 0.5 nm nên có khả năng thẩm thấu nhanh vào các tế bào. Nó giúp bù nước nhanh chóng, hỗ trợ những người bị ra mồ hôi nhiều, vận động hoặc làm việc quá sức dẫn tới thiếu Kali. Ngoài ra, loại nước này cũng giúp đào thải độc tố, vận chuyển dinh dưỡng tới các tế bào nhanh chóng.

Với những đặc tính có lợi mà nước ion kiềm mang lại sẽ giúp bổ sung hàm lượng khoáng chất cần thiết mà cơ thể đang thiếu. Hơn nữa, nước ion kiềm còn có khả năng phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, tốt cho sức khỏe, an toàn cho người sử dụng.

Uống nước ion kiềm mỗi ngày giúp bù khoáng tự nhiên cho cơ thể
Uống nước ion kiềm mỗi ngày giúp bù khoáng tự nhiên cho cơ thể

Bổ sung Kali bằng các thực phẩm hỗ trợ

Việc bổ sung Kali bằng các thực phẩm hỗ trợ cũng được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai lựa chọn cách bổ sung thực phẩm giàu Kali cũng đều cho kết quả tốt. Cần lưu ý một số điều sau khi bổ sung Kali bằng thực phẩm hỗ trợ như:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn bất kỳ loại thực phẩm nào để bổ sung Kali.
  • Nên tìm hiểu về thành phần, hàm lượng Kali trong thực phẩm và bổ sung đúng, đủ liều lượng quy định với từng đối tượng khác nhau.
  • Lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy.
  • Lường trước các tác dụng phụ có thể xảy ra nếu bổ sung Kali không đúng liều lượng.
  • Cần ngưng sử dụng ngay khi thấy dấu hiệu bất thường.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vai trò của Kali và những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe nếu cơ thể bị thừa hoặc thiếu Kali. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp nhiều biện pháp nhằm bổ sung Kali phù hợp. Từ đó, giúp bạn đọc biết cách điều chỉnh dinh dưỡng, sớm phát hiện ra các dấu hiệu thiếu, thừa khoáng chất và lựa chọn giải pháp xử lý an toàn, hiệu quả cao.

Showroom 0969 56 8886
Ngày đăng 12:40 Chiều , 03/02/2023 - Cập nhật lúc: 12:40 Chiều , 03/02/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *