Oxy hóa là gì? Vì sao phải làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thể?
Khi đọc những tin tức về sức khỏe, hay đi khám dinh dưỡng, bạn thường được các chuyên gia hoặc bác sĩ khuyên dùng nhiều các thực phẩm, nước uống… có chứa chất chống oxy hóa. Vậy chất chống oxy hóa là gì, oxy hóa là gì, quá trình này có tác động gì đến cơ thể?
Oxy hóa là gì? Cơ chế tác động của oxy hóa với cơ thể
Để biết quá trình oxy hóa trong cơ thể là gì trước hết bạn cần hiểu khái niệm oxy hóa là gì? Chất oxy hóa trong cơ thể (hay còn gọi là các gốc tự do trong cơ thể) là các phân tử electron chưa thành cặp hoặc đơn lẻ. Thông thường, các phân tử gồm một nhóm nguyên tử được gắn kết với nhau bởi các cặp electron. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân mà các phân tử bị thiếu đi 1 electron (phân tử gốc tự do thiếu electron), các phân tử này sẽ bị mất cân bằng điện tích. Khi đó, chúng thường có xu hướng chiếm electron từ những phân tử khác trong tế bào như lipid, protein và thậm chí là cả ARN và ADN.
Quá trình này có thể xảy ra theo phản ứng dây chuyền từ phân tử này đến phân tử khác, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra tình trạng stress hóa và có thể gây tổn thương đến màng tế bào, làm biến đổi, rối loạn chức năng tế bào.
Khi cơ thể bạn khỏe mạnh hoặc khi còn trẻ, cơ thể có thể trấn áp được các gốc tự do nhờ những chất chống oxy hóa nội sinh. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc khi có tuổi, các gốc tự do sẽ hoạt động mạnh và tấn công tế bào, gây oxy hóa tế bào, từ đó gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, đái tháo đường, thậm chí là ung thư.
Gốc tự do trong cơ thể được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất tự nhiên trong cơ thể hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường. Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành gốc tự do trong cơ thể là: viêm nhiễm bên trong cơ thể, ô nhiễm môi trường, thường xuyên hút thuốc lá, tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím…
Hậu quả của oxy hóa với sức khỏe con người
Oxy hóa là gì chắc hẳn bạn có câu trả lời. Hãy theo dõi tiếp bài viết để biết được quá trình oxy hóa trong cơ thể nguy hiểm thế nào từ đó biết được lý do vì sao bạn cần bổ sung đầy đủ các chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các gốc tự do có thể làm tổn thương tế bào theo thời gian. Họ cũng tìm ra mối liên hệ giữa quá trình stress oxy hóa do gốc tự do gây ra với những căn bệnh như Alzheimer và các chứng mất trí khác; Bệnh tim mạch do tắc động mạch; Bệnh tự miễn; Ung thư; Đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác.
Gốc tự do còn có thể phá rách màng tế bào khiến tế bào không thể tăng trưởng và chết dần từ đó khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Chúng cũng có thể tạo ra lipofuscin tích tụ dưới da, chất này là nguyên nhân khiến da dễ bị thâm sạm, nám hoặc có những thay đổi ở ngoại hình như da nhăn nheo, tóc bạc, rụng tóc…
Cách chống oxy hóa hiệu quả
Làm sao để giảm tác hại của các gốc tự do trong cơ thể, câu trả lời là bổ sung thêm chất chống oxy hóa. Vậy, chất chống oxy hóa là gì mà lại có công dụng như vậy?
Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên có trong cơ thể hoặc trong các loại thực phẩm, nước uống… có tác dụng trung hòa các gốc tự do, hạn chế những tổn thương tế bào mà quá trình oxy hóa gây ra. Một số chất có tác dụng chống oxy hóa phổ biến như vitamin C, vitamin E, vitamin A, acid béo omega-3 và các hợp chất thực vật có trong các loại rau củ quả, thực phẩm.
Bạn có thể bổ sung các chất chống oxy hóa trong cơ thể theo nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến nhất là dùng thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa, sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất chống oxy hóa và cách còn lại là uống nước ion kiềm hàng ngày.
Thực phẩm có chất chống oxy hóa – “kẻ thù” của gốc tự do
Bổ sung chất chống oxy hóa thông qua thực phẩm là cách bổ sung an toàn, đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được. Hầu hết các loại thực phẩm đều chứa chất chống oxy hóa với hàm lượng khác nhau. Do vậy, bạn nên đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung nhiều loại chất chống oxy cho cơ thể.
Cụ thể những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do gồm:
- Vitamin A: Nên ăn các thực phẩm như sữa, gan, trứng, các loại quả có màu đỏ hoặc cam để bổ sung đủ vitamin A cho cơ thể.
- Vitamin C: Chất chống oxy hóa này có mặt trong hầu hết các loại trái cây và rau củ, đặc biệt chúng có nhiều trong ổi, cam, chanh, ớt chuông…
- Vitamin E: Có nhiều trong các loại hạt, dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu nành, hướng dương, hạnh nhân, khoai lang, bơ…
- Lutein và zeaxanthine: Đây là hai chất chống oxy hóa mạnh có nhiều trong các loại rau lá xanh như cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ xanh…
- Selenium: Dưỡng chất này có nhiều trong các loại hải sản, ngũ cốc, các loại đậu và phô mai…
- Acid béo omega-3: Chất chống oxy hóa này có trong các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích… và các loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh…
- Hợp chất phenol thực vật: Flavonoids, tannins, quinines, coumarins… là các hợp chất trong thực vật có tính chống oxy hóa mạnh và chúng thường có mặt trong các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất…
- EpiGalloCatechin Gallate (EGCG ): Có nhiều trong trà xanh và một số loại trái cây.
- Coenzyme q10: Có nhiều trong các loại thịt như thịt gà, thịt bò, thịt lợn…
- Curcumin: Chất chống oxy hóa mạnh này có nhiều trong củ nghệ
Ngoài các loại thực phẩm đã kể trên, trong tự nhiên còn có có rất nhiều thực phẩm khác nhau có chứa chất chống oxy hóa. Bạn có thể thay đổi linh hoạt thực phẩm để đa dạng thực đơn hàng ngày sao cho phù hợp với điều kiện của bản thân.
Sử dụng thực phẩm chức năng có chứa chất chống oxy hóa
Nếu bạn đang áp dụng các chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc không thể bổ sung đủ chất chống oxy hóa thông qua chế độ ăn uống hàng ngày thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung chất chống oxy hóa qua các loại thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng chống oxy hóa thường có chứa các hoạt chất như vitamin A, vitamin C, vitamin E…
Các chất chống oxy hóa trong những sản phẩm này có thể giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa tế bào bị tổn hại. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng khi sử dụng phương pháp bổ sung chất chống oxy hóa này vì nó có thể gây quá liều và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ bổ sung quá liều vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh, quá liều beta carotene làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc, bổ sung quá liều vitamin C gây tiêu chảy, buồn nôn…
Oxy hóa là gì? Cách uống nước ion kiềm để bổ sung chất chống oxy hóa
Oxy hóa là gì và nước ion kiềm là gì có thể là những khái niệm lạ lẫm với mọi người. Nhưng thực chất hai khái niệm này lại có liên quan mật thiết đến nhau. Một trong những đặc tính nổi bật của nước ion kiềm là chống oxy hóa, do vậy sử dụng nước ion kiềm hàng ngày sẽ giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, chống lại quá trình oxy hóa.
Trong nước ion kiềm có chứa lượng lớn hydro phân tử. Thêm vào đó, hydro cũng có kích thước rất nhỏ nên nó có thể dễ dàng thẩm thấu sâu vào từng tế bào để trung hòa gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại.
Hyro cũng là chất chống oxy hóa bền vững vì một số chất chống oxy hóa khi đi vào được cơ thể, làm xong nhiệm vụ trung hòa gốc tự do lại có thể trở thành một gốc tự do mới do thiếu điện tích. Tình trạng này không xảy ra với hidro vì khi chúng kết hợp với oxy trong cơ thể sẽ tạo thành nước và được cơ thể đào thải ra ngoài.
Ngoài tính chống oxy hóa, nước ion kiềm còn có nhiều đặc tính khác tốt cho cơ thể, do vậy mọi người nên sử dụng nước ion kiềm hàng ngày. Vậy có thể tìm loại nước này ở đâu? Có 2 nguồn mà bạn có thể sử dụng đó là nước ion kiềm được tạo ra từ máy ion kiềm và nước ion kiềm đóng chai ion life. Khi sử dụng nước ion kiềm từ máy lọc nước điện giải tại nhà, bạn nên uống trực tiếp nước tươi tại vòi, không nên đun sôi để giữ được các đặc tính quý giá trong nước.
Thay đổi thói quen sống
Lối sống không lành mạnh, thường xuyên thức khuya, căng thẳng stress kéo dài, lười vận động, chế độ ăn uống không khoa học… đều có thể là tác nhân gây ra quá trình stress oxy hóa trong cơ thể. Do vậy để chống lại quá trình này bạn nên duy trì chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh. Theo đó nên ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya, nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày với cường độ vừa phải. Nếu bị stress kéo dài, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các biện pháp khắc phục. Nên thêm những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào chế độ ăn uống hàng ngày và hạn chế thực phẩm chiên rán, thực phẩm nhiều đường, nhiều muối… vì chúng có thể làm gia tăng các gốc tự do trong cơ thể.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về oxy hóa là gì, quá trình oxy hóa và lý do vì sao nên bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể. Bạn nên chủ động bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể bằng các cách khác nhau để tăng cường sức khỏe và bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bệnh tật ngay từ hôm nay.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!